Mùa du lịch biển Kỳ Xuân năm nay mặc dầu không tổ chức lễ khai trương do dịch COVID-19, sau thời gian cách ly toàn xã hội, dịp kỷ niệm 30/4 ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động 01/5, du khách nội địa trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh khác về tham quan du lịch.
Sáng ngày 19/8, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh ông Nguyễn Thành Hương. Dự lễ đón nhận có lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh, Bảo Tàng Hà Tĩnh cùng đồng chí Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo Phòng Văn hóa- Thông tin huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đông đảo bà con nhân dân.
Không biết từ bao giờ, đi lễ đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt. Với huyện Kỳ Anh, nơi có nhiều di tích, đền, chùa thì mỗi độ tết đến xuân về, việc đi lễ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa để mỗi người thể hiện lòng thành, cầu mong một năm mới bình an, may mắn cho gia đình và người thân.
Nhằm giữ gìn và bảo vệ công trình kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Lũy đá cổ, sáng ngày 18/7, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh đã ra quân phát quang, phóng tuyến hai bên bức tường thành Lũy đá cổ Kỳ Lạc kỳ bí bằng đá dài hàng chục km, có từ thời Chămpa, nằm ở phía tây nam huyện Kỳ Anh.
Sáng ngày 18/3, xã Kỳ Phú- huyện Kỳ Anh đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng. Dự buổi lễ có lãnh đạo Bảo Tàng Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Lộc Hằng- Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện; Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
Các thông số từ mẫu nước biển Hà Tĩnh đều nằm trong giới hạn cho phép nên du khách về nghỉ lễ năm nay tại biển Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh vẫn khá đông. Trong ngày đầu nghỉ lễ, biển Kỳ Xuân đã đón hàng trăm lượt du khách đến đây để thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của biển và các món ăn đặc sản như; Mực, Cá, sò và các đặc sản tôm hùm, chim Cu kỳ mà chỉ Kỳ Xuân mới có.
Sáng ngày 15/7, xã Kỳ Lạc- huyện Kỳ Anh đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Lũy đá cổ Kỳ Lạc. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trí Sơn- Giám đốc Bảo tàng tỉnh; Nguyễn Anh Phong- HUV- Phó trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Nguyễn Lộc Hằng- Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và bà con nhân dân.
Từ trên cao nhìn xuống, biển Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh như một bức tranh vô cùng thơ mộng và dịu dàng, bãi biển với bờ cát trắng mịn trải dài, những hàng phi lau đu đưa trong gió…Ba mặt của biển Kỳ Xuân được bao bọc bởi rừng cây và núi đá nên mặt biển khá yên lặng với bờ cát trắng thoai thoải, trải dài, biển trong xanh và khá sạch, mang một vẽ đẹp hoang sơ và hãy một lần đến với biển Kỳ Xuân để ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của mảnh đất huyện Kỳ Anh.
Biển Kỳ Xuân là bãi biển thuộc địa phận của ba thôn Thắng Lợi, Nguyễn Huệ và Xuân Phú. Bãi biển có chiều dài gần 13km. Tuy vậy ngư dân nơi đây chỉ chiến 30% còn đa phần là nông dân chiếm tới 70%. Xã Kỳ Xuân là xã vùng ngoài huyện Kỳ Anh. Đây là một địa điểm mà những người con Kỳ Anh xa quê và cả khách du lịch ghé đến.
Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, kết hợp với các gia phả và các tài liệu Hán – Nôm lưu trữ tại di tích đền thờ Phạm Hoành cho thấy: Điện Quận công Phạm Hoành là một quan võ thời Lê – Mạc. Ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm – một dòng họ có gốc từ Thanh Hóa, đã có nhiều người học hành thành đạt và làm quan phục vụ dưới triều đại phong kiến.
Đền ở làng Phương Giai, tổng Cấp Dẫn, nay là xã Kỳ Bắc, có ba toà thượng, trung, hạ đường xếp theo hình chữ “tam” xây trên khu vườn rộng khoảng 1 mẫu rưỡi, xung quanh cây cối xanh tốt. Đền Phương Giai thờ ông Dương Trí Tri (có sách chép Phùng Trí Tri), người xã Duy Liệt, sau là Liệt Thượng (nay là xã Kỳ Phú). Ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên (1547), làm quan đến chức Hàn lâm, thường gọi “Quan Hoàng Liệt Thượng”.
1 - 17 của ( 17 ) tin, bài