Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Hơn 150 đoàn viên thanh niên xã Kỳ Lạc phát quang Lũy đá cổ Kỳ Anh.

  

17:00 19/07/2017

Nhằm giữ gìn và bảo vệ công trình kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Lũy đá cổ, sáng ngày 18/7, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh đã ra quân phát quang, phóng tuyến hai bên bức tường thành Lũy đá cổ Kỳ Lạc kỳ bí bằng đá dài hàng chục km, có từ thời Chămpa, nằm ở phía tây nam huyện Kỳ Anh.

Nhằm giữ gìn và bảo vệ công trình kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Lũy đá cổ, sáng ngày 18/7, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh đã ra quân phát quang, phóng tuyến  hai bên bức tường thành Lũy đá cổ Kỳ Lạc kỳ bí bằng đá dài  hàng chục km, có từ thời Chămpa, nằm ở phía tây nam huyện Kỳ Anh.

Lũy đá cổ Kỳ Lạc công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Theo các nhà Khảo Cổ học; Lũy đá cổ Kỳ Anh có từ thời Chămpa. Đến thế kỷ 17, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhận thấy lũy đá này nằm ở vị trí đồi núi cao, dốc đèo hiểm trở, là địa hình phòng thủ lý tưởng để đề phòng quân đội của nhà Nguyễn từ Đàng Trong đánh ra nên chúa Trịnh Toàn đã củng cố, xây dựng thêm thành một phòng tuyến quân sự vững chắc.

Lũy đá cổ nằm trên sườn phía bắc của dãy núi Hoành Sơn, kéo dài từ đông sang tây, vắt ngang qua địa bàn 3 xã của huyện Kỳ Anh gồm Kỳ Lạc, Kỳ Lâm và xã Kỳ Hoa ( thị xã Kỳ Anh). Điểm bắt đầu của lũy đá cổ là chân núi Đèo Bụt (thuộc thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc), kéo dài theo sườn núi lên đỉnh Trầm Hương, một ngọn núi nằm trong dãy Hoành Sơn hùng vĩ. Lũy cao hơn 3 m, phía trên lũy khá bằng phẳng, nơi rộng nhất khoảng 2 m và hẹp nhất là 1,2 m. Dọc theo chiều dài của lũy, cứ cách khoảng 3-4 m lại được trổ một lỗ hỏa hiệu kiểu dạng hình phễu, mặt trước to, mặt sau nhỏ, có thể vừa để thoát nước, vừa quan sát đánh trả kẻ địch công phá thành. Năm 2014, Lũy đá cổ Kỳ Anh đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Bức tường thành lũy đá cổ Kỳ bí ở xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh.

Tuy nhiên, do biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên tai tàn phá, hiện lũy đá cổ Kỳ Anh đã xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều đoạn bị đổ vỡ, cỏ cây bao phủ. Nhiều hạng mục của công trình như hệ thống tường thành lũy, lỗ ô vuông, bậc tam cấp... bị dây leo, cây rừng che khuất.

Để  góp phần bảo tồn và gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa, sau gần 1 ngày ra quân, hơn 150 đoàn viên thanh niên ở các thôn, xóm của xã Kỳ Lạc đã phát quang, phóng tuyến xử lý thực bì toàn bộ hai bên bức tường thành lũy đá cổ nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phục vụ tham quan du lịch cũng như các chương trình nghiên cứu về thành lũy cổ có một không hai ở Việt Nam./.

Mạnh Hải, Phạm Tuấn

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại