Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Lễ chùa đầu năm - Nét văn hoá tâm linh của người Việt

  

17:15 22/02/2018

Không biết từ bao giờ, đi lễ đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt. Với huyện Kỳ Anh, nơi có nhiều di tích, đền, chùa thì mỗi độ tết đến xuân về, việc đi lễ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa để mỗi người thể hiện lòng thành, cầu mong một năm mới bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

Không biết từ bao giờ, đi lễ đầu năm đã trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt. Với  huyện Kỳ Anh, nơi có nhiều di tích, đền, chùa thì mỗi độ tết đến xuân về, việc đi lễ đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa để mỗi người thể hiện lòng thành, cầu mong một năm mới bình an, may mắn cho gia đình và người thân.

Du khách gần xa đi lễ tâm linh đầu xuân ở Chùa Hữu Lạc, xã Kỳ Bắc.

Đi lễ tâm linh nét đẹp đầu xuân ở huyện Kỳ Anh.

Những ngày đầu xuân, chùa Hữu Lạc, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh lại tấp nập, nhộn nhịp hơn, du khách về đây lễ chùa ngày càng đông. Việc đi lễ chùa đầu xuân đã trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hoá tín ngưỡng của người dân. Theo tín ngưỡng của người Việt, vào lễ chùa đầu xuân năm mới để cầu phúc, cầu may, xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình.

Chùa Hữu Lạc, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh.

Các tăng ni, phật tử làm lễ tâm linh cho người dân trong những ngày đầu xuân.

Năm nay, chùa Hữu Lạc ở xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh đã đón hàng nghìn lượt du khách thập phương từ khắp mọi nơi đổ về đi lễ tâm linh trong những ngày đầu xuân. Với nhiều bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân, bạn bè mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân. Chị Thu Hương ở Thành phố Vinh, Nghệ An cho biết: Năm nào, mình cũng đến chùa Hữu Lạc. Đến chùa thấy không gian rất yên tĩnh và có gì đó rất đặc biệt. Đây là một điều rất tốt đẹp, đến chùa thấy bình an và những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong năm mới .

Không chỉ người lớn tuổi đi lễ chùa, mà các bạn trẻ cũng tấp nập đến chùa để bày tỏ lòng thành tâm, hiểu thêm về nét đẹp văn hoá tín ngưỡng nơi cửa phật. Chị Bùi Thị Thủy, ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà cho biết; “ Năm nào, em cũng đi lễ đầu xuân ở  Chùa Hữu Lạc để cầu phúc, lộc, bình an.. .”. Theo chị Thủy; “ Lễ chùa đầu năm còn là một nét văn hóa độc đáo của người Việt, giúp mọi người tìm được chút thư thái cho tâm hồn sau một năm làm việc bận rộn. Đồng thời, lễ chùa đầu năm cũng giúp thế hệ trẻ hiểu biết thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử..’.

Đi lễ đầu xuân đã trở thành hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa, là nơi thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.

Viếng chùa ngày đầu xuân không chỉ có Phật tử, người dân ở huyện Kỳ Anh mà còn có đông khách du lịch khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Trong trang phục chỉnh tề, người người đến lễ chùa, thành tâm thắp nén hương thơm, cầu nguyện sự bình yên, an lành trong năm mới.

Chùa Hữu Lạc, xã Kỳ Bắc.

Với nét đẹp trong văn hoá nơi cửa Phật, dù lượng du khách đông trong ngày đầu Xuân, nhưng với sự sắp xếp khoa học của các chùa, đền trên địa bàn huyện Kỳ Anh và ý thức của mọi người nên không có sự lộn xộn, chen lấn, đốt tiền, đốt vàng mã, thắp hương tràn lan. Từng dòng người đi lễ chùa trong sự náo nức nhưng trang nghiêm, thành kính linh thiêng. Mỗi người một ý nguyện chân thành, mong muốn bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với đức Phật, tổ tiên.

Theo thầy Thích Chúc Cường, Trụ trì chùa Hữu Lạc cho biết; “ Đi lễ chùa không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc ước nguyện, “cầu được, ước thấy”, mà ở đó con người có được giây phút quý giá để hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống mưu sinh đời thường. Chính vì vậy, mỗi khi đặt chân đến chốn cửa phật, bất kỳ ai cũng có cảm giác thong dong, nhẹ nhàng, tìm về với cội nguồn dân tộc ”.

Đền Đá Đen ở xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh.

Có mặt tại chùa Hữu  Lạc, Chùa Dền hay Đền đá Đen …nơi đón hàng nghìn lượt người đi  lễ tâm linh trong những ngày đầu xuân, điều đáng ghi nhận là cách thức tổ chức vào dịp đầu năm đã có những chuyển biến rõ nét. Ông Phạm Thái Hoa, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh cho biết;  “ Với sự vào cuộc của chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác quản lý, việc tổ chức đi lễ tâm linh đã đi vào nề nếp. Không khí trang nghiêm, môi trường sạch đẹp là hình ảnh mà du khách thường nhìn thấy ở đền Đá Đen, một điểm đến điểm tâm linh của du khách ” .

Thượng điện ở Đền thờ Đá Đen ở xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh.

Huyện Kỳ Anh là vùng đất không chỉ được biết đến với các làn điệu hát Sắc bùa, Hát ví o Nhẫn mà đây cũng là nơi có  nhiều di tích lịch sử, đền chùa phong phú. Với thời thiết thuận lợi những ngày đầu năm, hàng vạn du khách tiếp tục đổ về điểm đến tâm linh để cầu bình an, vãng cảnh, hòa mình vào các lễ hội đầu xuân. Ngày nay, văn hóa truyền thống của dân tộc, lễ hội với giá trị tâm linh - văn hóa sâu sắc ngày càng được chú trọng và phát triển. Các di tích được nâng cấp, tu sửa khang trang hơn xưa. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng ý thức giữ gìn văn hóa văn minh lịch sự nơi tín ngưỡng, để lễ hội mùa Xuân được trường tồn...

Mạnh Hải, Phạm Tuấn

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại