Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 12.2024   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/12/2024 của Đ/c Chủ tịch UBND huyện   |    Thời gian, địa điểm xét tuyển vòng 2, kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Danh sácThông báo thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2024 - 2025   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ ngày 5.12.2024   |   

Xã Kỳ Phú – huyện Kỳ Anh: Đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng.

  

08:26 19/03/2017

Sáng ngày 18/3, xã Kỳ Phú- huyện Kỳ Anh đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng. Dự buổi lễ có lãnh đạo Bảo Tàng Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Lộc Hằng- Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện; Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ và đông đảo bà con nhân dân địa phương.

Sáng ngày 18/3, xã Kỳ Phú- huyện Kỳ Anh đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng.Dự buổi lễ có lãnh đạo Bảo Tàng Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Lộc Hằng- Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện; Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ và đông đảo bà con nhân dân địa phương.

Chương trình văn nghệ lễ đón nhận di tích Di tích
Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng ở xã Kỳ Phú.

Chương trình văn nghệ lễ đón nhận di tích Di tích
Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng ở xã Kỳ Phú.
Đại biểu tham dự lễ đón nhận di tích Di tích
Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng ở xã Kỳ Phú.

Đại biểu tham dự lễ đón nhận di tích Di tích
Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng ở xã Kỳ Phú.

Cụ Trần Công Thưởng, hiệu Quy Phong ( 1841 – 1914) quê ở làng Long Trì, tổng Đậu Chữ, nay thuộc xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 26 ( 1873 ) cụ Thưởng  thi đậu cử nhân. Năm 1875 được bổ làm Hậu bộ ở tỉnh Phú Yên. Năm 1877 làm Huấn đạo huyện Tuy Hòa. Sau được thăng hàm Đông tư và quyền Tri phủ ở Phú Yên. Năm 1880 được bổ làm Tri huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1884 làm Giáo thụ phủ Hà Thanh ( Hà Tĩnh ). Ông làm quan rất thanh liêm, bản tính yêu thương dân nghèo, không xu nịnh kẻ làm quan vì danh lợi, nhất là quan thân Pháp. Bởi vậy ông được nhân dân yêu mến, quý trọng. Năm 1885, vua Hàm Nghi bô bá ra Sơn Phòng, Hà Tĩnh, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, cụ Thưởng đã cùng một số sĩ phu ở Kỳ Anh tham gia kháng Pháp.

Cụ Trần Công Thưởng là người cầm đầu phái bộ Kỳ Anh lên gặp vua Hàm Nghi ở Sơn Phòng, Hương Khê, Hà Tĩnh. Lúc lên Sơn Phòng, đoàn Kỳ Anh có mang theo một số sản phẩm địa phương và chiếc áo “long ngũ trảo” ( áo vóc thêu rồng năm móng ). Đến Sơn Phòng, phái đoàn không gặp được vua Hàm Nghi mà chỉ được tiếp kiến cụ Tôn Thất Thuyết. Sau khi nghe nguyện vọng và ý chí Cần Vương của đoàn, cụ Tôn Thất Thuyết bảo rằng: “các thầy và các chú hãy trở về mà lo liệu gấp, chứ rồi đây, trừ bọn giặc ra, không ai có một tấc đất mà ở”. Vâng lời Tôn Thất Thuyết, cụ Trần Công Thưởng cùng các sĩ phu và những người yêu nước ở Kỳ Anh tham gia Cần Vương rất tích cực. Phong trào này ở Kỳ Anh sôi nổi được vài năm rồi thoái trào.

Thời gian cụ Trần Công Thưởng làm Tri huyện Đông Sơn, Thanh Hóa có yêu và lấy bà thiếp tên là Lương Thị Uyển ở làng Hạc Oa, tổng Thọ Hạc.

Khi cụ Thưởng về Kỳ Anh thì bà Uyển cũng về làng Long Trì. Năm 1886 hai ông bà sinh được người con trai đầu tên là Trần Công Tư. Một thời gian sau bà Uyển lại có thai. Lúc đang mang thai thì bà xin về quê ngoại ở Đông Sơn,Thanh Hóa. Thời điểm này phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của cụ Trần Công Thưởng ở Kỳ Anh lên mạnh, tình hình không yên ổn nên bà Uyển ở luôn bên ngoại. Tại gia đình bên ngoại, bà Uyển sinh người con thứ 2 đặt tên là Cung. Vì người anh ruột bên mẹ đẻ ra bà Uyển hiếm con trai nên nhận cậu Cung về nuôi và đặt tên là Nguyễn Cung ( theo họ người nuôi ).

Một thời gian sau, người con Trần Công Tư có dịp ra thi ở Vinh. Thi xong, ông Tư ra quê ngoại đón mẹ là bà Uyển về lại Long Trì. Lúc ra về, bà Uyển không hề cho ai biết bà để lại một người con trai ở làng Hạc Oa – Đông Sơn, Thanh Hóa.

Lớn lên, ông Cung đã nghe người làng  bảo cho biết quê quán và tên  cụ thân sinh là Trần Công Thưởng. Lúc vào lính đóng ở Vinh , ông đã bắt được liên lạc với họ Trần Công. Năm 1934, ông Cung cùng với vợ là Mai Thị Đoan ( quê Đức Thọ, Hà Tĩnh) và con gái về thăm mẹ là bà Uyển và bái yết nhà thờ, gặp gỡ bà con ruột thịt họ Trần Công ở Long Trì. Từ đó trở đi gia đình ông Cung liên lạc với bà con, anh em dòng họ Trần Công ở Long Trì thường xuyên.

Ông Cung vào lính khố Xanh năm 1926. Một thời gian sau được thăng suất Đội.

Trong thời gian ở lính, ông Cung đã chứng kiến nỗi khổ của nhân dân cà nỗi nhục làm lính bảo hộ. Thâm tâm ông đã âm ỉ tinh thần yêu nước, căm thù Thực dân Pháp xâm lược và vua quan Nam triều bán nước.

Ngày 8/ 1 / 1941, ông được điều lên làm Đồn trưởng đồn Chợ Rạng ( Thanh Chương, Nghệ An). Từ đây ông đã cùng anh em binh lính vào lúc 20 giờ 30 phút  ngày 13/1/ 1941 nổi dậy cướp đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương rồi cùng nhau  tiến về Vinh để đánh chiếm Trại giám binh thành Nghệ An, mưu nghiệp lớn.Pháp đã cho lính đàn áp cuộc khởi nghĩa. Ông bị Thực dân Pháp bắt và bị chúng hành hình ngày 23/2/ 1941 tại Vinh. Tuy cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt, nhưng “ đã có tác dụng kích thích tinh thần ái quốc của đồng bào ta, làm cho đế quốc Pháp bối rối” ( Báo “Cởi ách” của Tỉnh ủy Đảng cộng sản Đông Dương Nghệ An). Để ghi nhớ công lao của Đội Cung, Nhà nước đã cấp Bằng Tổ quốc ghi công, và cho lập Tượng đài ở huyện Đô Lương để tưởng niệm và ghi công các liệt sí nổi dậy kháng Pháp ngày 13/ 1/ 1941.

Hiện nay phần mộ ông Trần Công Thưởng và bà Lương Thị Uyển đều ở làng Long Trì, xã Kỳ Phú. Ngày 5/ 1/ 2017 UBND tỉnh Hà Tỉnh đã có Quyết định công nhận phần Mộ và nhà Thờ ông Trần Công Thưởng là Di tích lịch sử,văn hóa cấp tỉnh.

Lãnh đạo Bảo Tàng Hà Tĩnh, Phòng Văn hóa-Thông tin  huyện Kỳ Anh
trao bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng.

Tại buổi lễ, Lãnh đạo Bảo Tàng Hà Tĩnh, Phòng Văn hóa-Thông tin  huyện Kỳ Anh đã lên trao bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh mộ và nhà thờ Trần Công Thưởng.

Cấp ủy Đảng, chính quyền  xã Kỳ Phú  tổ chức rước bằng
công nhận Di tích Lịch sử văn hóa về nhà thờ ông Trần Công Thưởng.

Mạnh Hải- Phạm Tuấn


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại