Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Điện Quận công Phạm Hoành

  

08:32 17/02/2017

  Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, kết hợp với các gia phả và các tài liệu Hán – Nôm lưu trữ tại di tích đền thờ Phạm Hoành cho thấy: Điện Quận công Phạm Hoành là một quan võ thời Lê – Mạc. Ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm – một dòng họ có gốc từ Thanh Hóa, đã có nhiều người học hành thành đạt và làm quan phục vụ dưới triều đại phong kiến.

Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, kết hợp với các gia phả và các tài liệu Hán – Nôm lưu trữ tại di tích đền thờ Phạm Hoành cho thấy: Điện Quận công Phạm Hoành là một quan võ thời Lê – Mạc. Ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm – một dòng họ có gốc từ Thanh Hóa, đã có nhiều người học hành thành đạt và làm quan phục vụ dưới triều đại phong kiến.


    Nghiên cứu các tư liệu lịch sử, kết hợp với các gia phả và các tài liệu Hán – Nôm lưu trữ tại di tích đền thờ Phạm Hoành cho thấy: Điện Quận công Phạm Hoành là một quan võ thời Lê – Mạc. Ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm – một dòng họ có gốc từ Thanh Hóa, đã có nhiều người học hành thành đạt và làm quan phục vụ dưới triều đại phong kiến.
    Phạm Hoành là con trai của Khuê quận công Phạm Định, cháu 4 đời của Thọ quận công Phạm Tiêm. Gia đình ông có bốn anh em, Phạm Hoành là con trai cả. Vốn xuất thân từ gia đình dòng võ tộc, có nhiều người học hành đỗ đạt làm quan nên từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người thông minh, ham luyện cung tên, võ nghệ. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị loạn giặc, với tài sử dụng binh khí, võ nghệ điêu luyện, ông đã trở thành một vị tướng lĩnh trung thành, giúp triều đình nhà Lê dẹp Mạc.
    Trong trận chiến với nhà Mạc ở Hoan Châu (Nghệ An), sau khi giao tranh ông đang truy kích bị địch đánh tập hậu, ông bị thương, sau trận này ông đã định ra khỏi đất Châu Hoan, ông về quê điều trị rồi từ trần vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1593) vào ngày mồng 6 tháng giêng.
    Được tin ông mất, nhà vua rất thương tiếc bèn phong sắc cho ông là Điện quận công Hổ oai Đại tướng quân Thần võ liên tiên đại vương Phạm Hoành, cho lập đền thờ tại làng Sơn Triệu (tức làng Tân Thọ - xã Kỳ Thọ ngày nay). Hàng năm đến ngày giỗ, các hàng quan văn, võ đều về đền dâng hương, cúng tế. Đền được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào tháng 7 năm 2004.

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại