UBND các xã Kỳ Trung, Kỳ Phương, Kỳ Châu, Kỳ Giang, Kỳ Hưng, Kỳ Lâm chủ trì phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, tỉnh tổ chức tập huấn xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu cho cán bộ xã, Bí thư, Thôn trưởng các thôn và toàn thể nhân dân thôn Trường Sơn (Kỳ Trung), Hồng Hải 1 (Kỳ Phương), (Kỳ Giang), Hiệu Châu (Kỳ Châu), Hưng Phú (Kỳ Hưng), Trung Hà (Kỳ Lâm).
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm. Một trong những động vật hoang dã được nhiều người Việt Nam ưa chuộng là lợn rừng. Bởi vậy nhiều năm qua ở nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi lợn rừng đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm đang được thị trường ưa chuộng. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư về chuồng trại, con giống, thức ăn thấp so với các loại vật nuôi khác, ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi Dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm hiệu quả nuôi cao. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần nên hiện nay Dúi nuôi không đủ cung cấp cho thị trường.
Quýt là giống cây có múi được trồng nhiều ở nước ta, tập trung ở Miền Nam. Đối với huyện Kỳ Anh, diện tích trồng quýt tập trung ở các xã vùng thượng Kỳ Anh, đưa lại khá cao. Giá trị của quýt hàng hóa tăng vượt do màu sắc trái cây "bắt mắt" có vị ngọt mát hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào, hàm lượng Vitamin cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác, bên cạnh đó quýt còn là cây có nhiều dược tính dùng để chữa bệnh.
Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương và thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, trong những năm qua Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đưa lại hiệu quả cao. Cùng với chăn nuôi các vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn, gà, vịt thì ở một số địa phươnng cũng đã du nhập nhiều loại giống nuôi mới, trong đó có mô hình nuôi chim cút.
Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2014, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Kỳ Anh tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Bổng - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo và đồng chí Nguyễn Minh Hoàn - UVBTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Ban trực Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện chủ trì Hội nghị. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Trọng Bính - TUV, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Văn Danh - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; đồng chí Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh. Thành phần tham dự Hội nghị gồm các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo các xã (theo Quyết định số 777-QĐ-HU, ngày của BTV Huyện uỷ); trưởng, phó các phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện; Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND các xã.
Hơn ba năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thực sự quyết liệt và có hiệu quả, Kỳ Anh đã và đang đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Dù là địa phương đặc thù, có nhiều khó khăn hơn các địa phương khác trong tỉnh do phải dồn sức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời dân lên vùng tái định cư để xây dựng cuộc sống mới. Song Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã gồng mình vượt qua những khó khăn, thử thách, đồng hành với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2013, Kỳ Tân là xã nông thôn mới đầu tiên và cuối năm 2014, có thêm hai xã là: Kỳ Phương và Kỳ Trung cán đích nông thôn mới.
Với một cơ sở sản xuất gạch bê tông, mỗi tháng cho ra thị trường 4 vạn viên gạch; một mô hình vườn ươm cây giống, mỗi năm xuất bán từ 25 - 30 vạn cây con – Không những đã tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn làm giàu cho gia đình. Đó là mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Quốc Toản và chị Nguyễn Thị Nhi, ở xóm 4, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh.
Nhằm đa dạng hoá con nuôi và du nhập giống con mới vào trên địa bàn, Năm 2011, Xã Kỳ Sơn đã chỉ đạo nhân dân đưa mô hình nuôi hươu lấy nhung vào nuôi thử nghiệm. Đến nay, toàn xã đã có 3 mô hình nuôi hươu với tổng số trên 20 con. Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình đã cắt được 2 đến 3 lứa nhung. Bình quân mỗi năm thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong những ngày này, xã Kỳ Khang đã huy động sức dân ra quân làm 2 km đường giao thông nông thôn trị giá 1,6 tỷ đồng, trong đó, nhà nước hỗ trợ xi măng, số còn lại do nhân dân đóng góp ngày công, tiền và nguyên vật liệu xây dựng. Các tuyến đường được khoán gọn cho các tổ liên gia thi công, giám sát nên đảm công trình bảo đảm chất lượng, thời gian cũng như mỹ thuật.
241 - 260 of ( 374 ) records