Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Kỳ Phương nhân rộng các mô hình kinh tế trong nông thôn mới.

  

15:15 17/02/2017

  Một trong những tiêu chí trọng tâm xây dựng nông thôn mới ở xã Kỳ Phương đó là đầu tư các mô hình kinh tết nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian qua, bằng nhiều cách làm phù hợp, trên địa bàn xã Kỳ Phương đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu cho thu nhập cao.

Một trong những tiêu chí trọng tâm xây dựng nông thôn mới ở xã Kỳ Phương đó là đầu tư các mô hình kinh tết nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian qua, bằng nhiều cách làm phù hợp, trên địa bàn xã Kỳ Phương đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu cho thu nhập cao.

    Người đi đầu trong phong trào nuôi bò lai sin ở  có qui mô lớn ở xã Kỳ Phương  phải kể đến gia đình ông Trần Văn Hoàn và bà Nguyễn Thị Lan ở thôn Thắng Lợi. Trước đây, gia đình ông nuôi bò cỏ  theo phương thức truyền thống, chủ yếu là để phục vụ việc cày kéo. Nhưng mấy năm trở lại đây, sau khi phải nhường đất nông nghiệp cho dự án Fomosa, đặc biệt, là thực hiện chưnơg trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã xây dựng chuồng trại tập trung, du nhập giống bò lai sin nuôi với qui mô lớn. Ban đầu chỉ là vài chục con, vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, đến nay, mô hình chăn nuôi Bò của gia đình ông Trần Văn Hoàn đã lên đến 97 con. Điều đáng phấn khởi là, mô hình nuôi bò sinh sản của ông đã ngày càng sinh lời nên gia đình hiện chưa vay một nguồn vốn hỗ trợ nào của nhà nước. Để cung cấp nguồn thức ăn dự trữ cho bò vào những ngày giá rét, gia đình ông đã đầu tư vào trồng sắn và cỏ phục vụ chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Theo chân ông Trần Văn Hoàn, hiện ở xã kỳ Phương có rất nhiều mô hình chăn nuôi Bò. Gia đình anh Lê Văn Cường ở thôn Nhân Hoà là một ví dụ. Thuộc diện di dời nhà cửa lên vùng tái định cư, nên gia đình anh đã xin xã cấp một miếng đất gần đường 1B để xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Nhờ được vay vốn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 200 triệu đồng.  Trong đó, anh chú trọng đến phát triển đàn bò, bởi vì theo anh nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại con khác, ít dịch bệnh, tận dụng  thức ăn  là vùng đất đồi tự nhiên. Với hình thức “ lấy ngắn nuôi dài”, gia đình anh Cường nuôi thả 300 con gà thả vườn, 400 con vịt đẻ trứng,  50 con lợn thịt. Với quyết tâm và ý chí của những người trẻ tuổi dám nghĩ, dám làm, tin rằng, mô hình trang trại của gia đình anh Lê Văn Cường đang ngày càng ăn nên làm ra và có thu nhập ổn định.


    Mô hình nuôi lợn rừng của gia đình anh Hoàng Văn Thanh
    Mỗi người dân ở vùng tái định cư đều tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Đối với gia đình anh Hoàng Văn Thanh ở thôn Hồng Sơn thì phát triển mô hình theo hướng đa con. Vừa kết hợp chăn nuôi bò, gà. Đặc bịêt, cuối năm 2013, anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn  rừng để về đầu tư nuôi thả. Nhờ chọn con giống tốt, chăm sóc đúng kỷ thuật nên hiện 30 con lợn rừng đang phát triển tốt. Thành công ở mô hình lợn rừng, thời gian tới gia đình anh Thanh sẽ du nhập thêm nhiều con nuôi đặc sản nhằm mang lại giá trị kinh tế cao vừa phục vụ nhu cầu cho khu công nghiệp cảng biến nước sâu Vũng Áng.
    Nhằm đưa Kỳ Phương về  đích nông thôn mới vào năm 2015, thời gian qua . Cấp uỷ chính quyền xã kỳ Phương  đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể  xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, mở mang các ngành nghề dịch vụ. Tiêu biểu như hội nông dân xã kết hợp với các đoàn thể động viên, khuyến khích hội viên  xây dựng được 21 mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao.
    Để giải quyết vịệc là cho hàng nghìn hộ dân ở vùng tái định cư thì đối với xã Kỳ Phương nói riêng cũng như các xã ở vùng tái định cư khu kinh tế Vũng Áng cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các ban ngành cấp Tỉnh và huyện liên kết giữa bốn nhà : nhà nước- nhà  khoa học-  nhà nông- nhà doanh nghiệp để  tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn, chuyển giao khoa học kỷ thụât, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong các nhà máy xí nghiệp nhằm sớm ổn định cuộc sống lâu dài cho bà con vùng tái định cư ở khu kinh tế Vũng Áng khi đã mất hết đất sản xuất nông nghiệp.
    Quỳnh Nga, Thúy Nga

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại