Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản   |    Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè 2024   |    Công điện 03/CĐ-UBND ngày 10/4/2024 của UBND huyện Kỳ Anh Về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa vụ Xuân năm 2024   |    Điều lệ Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" toàn tỉnh năm 2024   |    Thể lệ Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình"   |   

Chùa Dền - Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh

  

16:54 20/12/2021

Theo các tài liệu, sử sách để lại Chùa Phúc Toàn (Phúc Toàn tự) thường gọi là chùa Dền, là chùa làng Hiệu Thuận, nay thuộc xã Kỳ Châu, có từ thế kỷ thứ XIII, thời Nhà Lý (cách đây hơn 900 năm).

Cổng Chùa Dền (thôn Hiệu Châu, xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh)

Phía trước cửa chùa là con sông (thường gọi là Sông Trí), bắt nguồn từ dãy núi Hoành Sơn thuộc xã Kỳ Hoa chảy ra biển Kỳ Ninh. Phía đông giáp Cầu Chợ, thuộc phường Hưng Trí (trước là xã Kỳ Hưng). Phía tây giáp xóm Vườn – thị xã Kỳ Anh. Phía nam giáp thôn Trung Thượng – Hưng Trí – Thị xã Kỳ Anh. Phía bắc giáp thôn Thuận Châu – xã Kỳ Châu – huyện Kỳ Anh.

Bàn dâng lễ

Theo một tài liệu do thủ chỉ làng Hiệu Thuận Lê Xuân Tiu ghi lại thì vào cuối thời Lê, có người Đàng Trong (ở Quảng Trị, Thừa Thiên gì đó) là Thái Như Nguyện ra buôn bán làm ăn ở thôn Vạn Cảnh và lấy vợ ở đây. Ông bà không có con, bèn bàn với các cụ già địa phương quyên góp dựng lên ngôi chùa nhỏ. Trong chùa chỉ có vài bức tượng Phật bằng sứ, mãi về sau mới có mấy pho tượng Phật “Tam Thế” sơn son thiếp vàng.

Năm Nhâm Tuất đời Gia Long (1802 Vạn Cảnh đổi tên là Hiệu Thuận, chùa được trùng tu, có hai ngôi nhà nhỏ, 14 pho tượng Phật và nhiều tự khí mới. Đến năm Tân Tỵ, đời Bảo Đại (1941) làng Hiệu Thuận làm thêm ngôi hạ đường 4 gian bằng cột lim, mái ngói.

Bên trong Điện thờ Tam tòa Thánh Mậu

Trước năm 1945, chùa phát triển hưng thịnh do các cụ cao niên trong làng Thuận Châu quản lý, chăm sóc. Qua 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chùa bị tàn phá nặng nề cả về cảnh quan lẫn cơ sở vật chất.

Từ năm 1975 - 1980, các cụ cao niên trong làng đã cử ông Phan Nghệ (cụ Cẩm) ở Thuận Châu – Kỳ Châu chăm sóc, hương khói ngày rằm, mùng 1, giai đoạn này do khó khăn về kinh phí nên chùa vẫn chưa được trùng tu, tôn tạo.

Bên trong Điện thờ linh

Năm 1981 do việc quản lý, bảo vệ không đảm bảo nên nhiều tượng phật bị kẻ xấu di chuyển nhiều nơi. Trước tình hình đó, ông Lê Thái Hồng ở Thuận Châu – Kỳ Châu đã báo cáo chính quyền xin được phép đưa các pho tượng về lại chùa và trông coi, hương khói đồng thời cùng với một số người đi vận động nhân dân góp kinh phí để sửa chữa, tôn tạo lại chùa. Đến đầu năm 1989 với số tiền quyên góp được đã xin phép xã tôn tạo lại chùa.

Từ năm 1990 đến năm 2014 chùa phát triển hưng thịnh, các hoạt động đi vào nề nếp, quy cũ. Đặc biệt năm 2007 Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức Đại hội và công nhận Ban trị sự của chùa. Cũng trong giai đoạn này Ban Trị sự đã tiếp tục vận động kinh phí để tu sửa và bổ sung một số hạng mục khác như: Làm bờ kè sông trước cửa chùa, làm cổng chùa, công trình phụ, nhà tiếp lễ, dựng tượng phật Bà Quan âm, mái che, nhà thờ tổ...


Trong chùa, ngoài tự khí, có 50 pho tượng. Ở hạ đường treo tấm biển gỗ khắc ba chữ “Phúc Toàn tự”. Ngày nay, chùa vẫn còn giữ được gần nguyên trạng như ngày xưa. Trong chùa còn có một số cỗ kiệu và đôi liễn ở miếu Tiên Thánh (thờ Phạm Hoành) đưa về hợp tự ở đây. Tháng 8 năm 2005 chùa được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Chùa do Đại đức Thích Chúc Cường làm trụ trì và ông Lê Thái Thống – Hội viên, Hội người cao tuổi cùng các Cụ trong xã thay nhau trông coi, hương khói, phục vụ khách thập phương.

Huyền Trang - Kim Trường