Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản   |    Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè 2024   |    Công điện 03/CĐ-UBND ngày 10/4/2024 của UBND huyện Kỳ Anh Về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa vụ Xuân năm 2024   |    Điều lệ Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" toàn tỉnh năm 2024   |    Thể lệ Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về hôn nhân gia đình và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình"   |   

Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và các đơn vị trực thuộc

  

16:31 28/02/2024

Kỳ Anh non nước hữu tình nhưng xa xưa là nơi binh đao giặc giã và hoang vu, cách trở. Điều kỳ diệu là nơi mảnh đất cực nam Hà Tĩnh này, những cư dân dũng cảm và sáng tạo đã làm nên một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đang vững vàng đi lên trong sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước. Hiện nay, huyện Kỳ Anh có 76.161,7 ha diện tích tự nhiên và bao gồm 21 xã .

1. Xã Kỳ Văn

Diện tích 23,63 km 2 , 6.147 dân. Phía bắc giáp xã Kỳ Thư và Kỳ Thọ, đông giáp xã Kỳ Thư, nam giáp xã Kỳ Hợp và Kỳ Tân, tây giáp xã Kỳ Trung. Trước năm 1945 là các làng Đại Đồng, Mỹ Lũ tổng Hà Trung. Cuối năm 1945 nằm trong xã Trung Sơn. Năm 1954 chia xã Trung Sơn làm 3 xã Kỳ Tân, Kỳ Thư, Kỳ Văn. Xã Kỳ Văn có 11 thôn: Thanh Sơn, Sa Xá, Hòa Hợp, Nam Mỹ Lợi, Mỹ Liên, Đồng Liên, Đồng Sơn, Đồng Văn, Đồng Lạc, Đại Đồng.

2. Xã Kỳ Phong

Diện tích 29,39 km 2 , dân số 7.038 người; phía bắc giáp xã Kỳ Bắc, đông giáp xã Kỳ Tiến, nam giáp xã Kỳ Tây, tây giáp xã Cẩm Lạc và Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên). Trước năm 1945 là các làng: Hữu Lễ, Sơn Kênh, Tuần Tượng (tổng Cấp Dẫn). Sau năm 1945 thành lập xã Cấp Trung. Năm 1949 thành lập xã Kỳ Nam (gồm xã Cấp Đình và Cấp Trung). Năm 1954 chia xã Kỳ Nam thành 3 xã: Kỳ Bắc, Kỳ Phong, Kỳ Tiến. Hiện nay xã Kỳ Phong có 11 xóm gồm: Hà Phong, Thượng Phong, Hữu Lệ, Láng Cồn, Tân Phong, Tượng Phong, Bắc Phong, Hòa Bình, Đông Thịnh, Bắc Sơn, Đông Sơn.

3. Xã Kỳ Châu

Diện tích 2,03 km 2 , dân số 2.719 người; phía bắc giáp Kỳ Hải và xã Kỳ Thư. Các phía còn lại giáp thị trấn Kỳ Anh và xã Kỳ Hưng. Trước năm 1945 là 3 làng: Dinh Cầu (nay là Châu Long), Đồng Ốc (Bắc Châu) và Hiệu Thuận (Đông Châu) tổng Hà Trung. Sau năm 1945 thành lập xã Trung Châu, sau năm 1954 chia làm 2 xã Kỳ Hoa và Kỳ Châu. Năm 1986, tách đất và người để thành lập Thị trấn Kỳ Anh. Xã Kỳ Châu có 4 xóm: Châu Long, Bắc Châu, Hiệu Châu, Thuận Châu.

4. Xã Kỳ Tân

Diện tích 41,23 km 2 , dân số 6.815 người. Phía bắc giáp xã Kỳ Văn, đông giáp Thị trấn Kỳ Anh và xã Kỳ Hoa. Nam giáp 2 xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, tây giáp xã Kỳ Hợp. Trước năm 1945 là các làng Biểu Duệ, Duy Lối, Xuân Thuỷ (tổng Hà Trung). Cuối năm 1945 nằm trong xã Trung Sơn. Năm 1954 chia xã Trung Sơn làm 3 xã Kỳ Tân, Kỳ Thư, Kỳ Văn. Năm 1986 tách 230 ha đất và 380 nhân khẩu ở phía bắc nhập vào xã Kỳ Hợp mới thành lập. Hiện nay xã Kỳ Tân có 12 xóm: Đông Hạ, Đức Lợi, Xuân Thắng, Nam Xuân Sơn, Tả Tấn, Thượng Xuân, Trung Mỹ, Trung Xuân, Trường Lạc, Văn Miếu, Xuân Dục và Xuân Thọ.

5. Xã Kỳ Bắc

Diện tích 19,62km 2 , dân số 4.734 người, phía bắc giáp xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên), đông giáp xã Kỳ Xuân, nam giáp xã Kỳ Tiến, tây giáp xã Kỳ Phong. Trước năm 1945 là 2 làng Hữu Lạc và Phương Giai, tổng Cấp Dẫn. Sau năm 1945 đặt làm xã Cấp Đình, năm 1945 cùng với xã Cấp Trung lập xã Kỳ Nam, năm 1954 chia xã Kỳ Nam thành 3 xã: Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Phong. Xã Kỳ Bắc có 8 xóm: Tân Tiến, Bắc Tiến, Kim Tiến, Trung Tiến, Hợp Tiến, Phương Giai, Nam Tiến, Đông Tiến.

6. Xã Kỳ Tiến

Diện tích 17,89 km 2 , dân số 6.122 người. Phía bắc giáp xã Kỳ Bắc, đông giáp xã Kỳ Xuân, nam giáp xã Kỳ Giang, tây giáp xã Kỳ Phong. Trước năm 1945 là các làng: Dạ Độ, Nậu Độ, Thạch Mỹ, Xuân Cẩm (một phần) và Yên Hạ (tổng Cấp Dẫn). Cuối năm 1945 nằm trong xã Cấp Trung (gồm các làng trên). Năm 1949 nằm trong xã Kỳ Nam (gồm có Cấp Trung và Cấp Đình). Năm 1954 chia xã Kỳ Nam thành 3 xã: Kỳ Bắc, Kỳ Phong, Kỳ Tiến. Xã Kỳ Tiến có 13 xóm: Hoàng Diệu, Trần Hưng, Nguyễn Bình, Lê Lợi, Nam Tiến, Kim Tiến, Trần Phú, Yên Hải, Yên Hồ, Yên Thịnh, Yên Sơn, Tân An, Minh Tiến.

7. Xã Kỳ Xuân

Diện tích 22,88 km 2 , dân số 6.464 người. Phía bắc và tây bắc giáp xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên), đông bắc và đông là biển, nam giáp xã Kỳ Tiến và Kỳ Giang, tây giáp xã Kỳ Bắc. Trước năm 1945 là phần đất của các làng: Hào Ngâm, Như Nhật, Sơn Tịnh, Tăng Phú và một phần Xuân Cẩm (tổng Cấp Dẫn). Cuối năm 1945 thành lập xã Cấp Thăng. Năm 1954 đổi làm xã Kỳ Xuân. Xã Kỳ Xuân có 9 xóm: Xuân Tiến, Trần Phú, Quang Trung, Xuân Phú, Cao Thắng, Nam Thắng, Xuân Thắng, Bắc Thắng, Nguyễn Huệ.

8. Xã Kỳ Phú

Diện tích 15,28 km 2 , dân số 9.331 người; phía bắc và đông bắc giáp biển, nam giáp xã Kỳ Khang, tây giáp xã Kỳ Giang. Trước năm 1945 là các làng: Liệt Thượng (tổng Cấp Dẫn), Bảo Trung, Long Trì, Phú Thượng (tổng Đậu Chữ) và làng Kẻ Bể sau đặt làm xã Đậu Phú. Năm 1949 cùng với xã Đậu Khang hợp lại thành xã Thanh Kỳ (còn 1 phần của Đậu Phú nhập vào với xã Lĩnh Nam). Từ năm 1954 chia xã Thanh Kỳ thành 2 xã Kỳ Khang và Kỳ Phú. Hiện nay xã Kỳ Phú có 8 xóm: Phú Hải, Phú Lợi, Phú Trung, Phú Minh, Phú Thượng, Phú Long, Phú Tân, Phú Sơn.

9. Xã Kỳ Giang

Diện tích 17,20 km 2 , dân số 5.308 người; phía bắc giáp Kỳ Tiến, phía đông giáp các xã Kỳ Phú, Kỳ Thọ, phía nam giáp xã Kỳ Khang, đông bắc giáp 2 xã Kỳ Tiến và Kỳ Xuân.Trước năm 1945 là 3 làng: Hoàng Giang, Mạc Khê, Phú Dẫn tổng Cấp Dẫn. Sau năm 1945 đặt làm xã Cấp Tân. Năm 1954 đổi làm xã Kỳ Giang, sau khi tách làng Liệt Thượng về xã Kỳ Phú và Liệt Hạ về xã Kỳ Khang. Xã Kỳ Giang hiện nay có 12 thôn: Tân Lập, Tân Thành, Tân Phong, Tân Diệu, Tân Phan, Tân Phùng, Tân Giang, Tân Đông, Tân Khê, Tân Bình, Tân Thắng, Tân Hòa.

10. Xã Kỳ Đồng

Diện tích 14,23km 2 , dân số 5.152 người; phía bắc và đông bắc giáp xã Kỳ Phú, nam giáp xã Kỳ Khang, tây giáp xã Kỳ Giang. Diện tích tự nhiên: 1.419,75ha. Diện tích canh tác: 589ha. Số hộ: 1.233 hộ. Số khẩu: 5.071 khẩu.

Xã được thành lập ngày 7/01/1986. Gồm có 10 xóm: Tân Thịnh, Đồng Tâm, Hải Vân, Vân Giang, Tây Hồ, Yên Sơn, Đồng Tiến, Sơn Tiến, Đồng Trụ Đông, Đồng Trụ Tây.

11. Xã Kỳ Khang

Diện tích 26,30km 2 , dân số 10.936 người. Phía bắc giáp xã Kỳ Phú, đông bắc là biển, đông nam giáp xã Kỳ Ninh, nam giáp xã Kỳ Thọ, tây giáp xã Kỳ Giang và Kỳ Đồng. Trước năm 1945 là các thôn: Đậu Xá, Đông Hải, Đông Quan, Đồng Trụ, Phú Duyệt, Quảng Ích, Trão Nha, Trung Giáp, Vĩnh Ái (tổng Đậu Chữ). Sau năm 1945 thành lập xã Đậu Khang, năm 1950 nhập với xã Đậu Phú thành xã Thành Kỳ. Năm 1954 chia làm 2 xã Kỳ Khang (Đậu Khang cũ) và Kỳ Phú (Đậu Phú cũ). Năm 1986 tách thôn Đồng Trụ với 10 ha và 705 nhân khẩu để lập xã Kỳ Đồng. Xã Kỳ Khang hiện nay có 11 xóm là: Đậu Giang, Đồng Tiến, Phú Thượng, Quảng Ích, Hoàng Dụ, Sơn Hải, Tiến Thành, Trung Tân, Trung Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Phú.

12. Xã Kỳ Thọ

Diện tích 17,33 km 2 , dân số 3.231 người; phía bắc giáp xã Kỳ Khang, đông giáp xã Kỳ Ninh, nam giáp xã Kỳ Thư và Kỳ Văn, tây giáp xã Kỳ Giang. Trước năm 1945 là các thôn Sơn Luật, Sơn Triều, Vĩnh Yên tổng Đậu Chữ. Năm 1945 thành lập Đậu Thọ. Năm 1949 cùng với xã Đậu Ninh thành lập xã Lĩnh Nam. Năm 1954 chia làm 2 xã Kỳ Ninh (Đậu Ninh cũ) và Kỳ Thọ (Đậu Thọ cũ). Xã Kỳ Thọ có 8 xóm: Tân Sơn, Tân Phú, Tân Thọ, Vĩnh Thọ, Sơn Tây, Sơn Nam, Sơn Bắc, Sơn Đông.

13. Xã Kỳ Thư

Xã Kỳ Thư được thành lập từ tháng 10 năm 1954, sau phong trào giảm tô. Kỳ Thư nằm phía Bắc Thị trấn Kỳ Anh, cách biển chừng 6km, phía Nam giáp Kỳ Châu, phía Bắc giáp Kỳ Thọ, phía Đông giáp Kỳ Hải, phía Tây giáp Kỳ Văn, có đường quốc lộ xuyên qua.

Diện tích tự nhiên: 528,7ha. Đất nông nghiệp: 277,84ha. Trong đó, cây trồng hàng năm 210,5ha; đất trồng lúa 201ha; đất màu: 8,74ha; đất nuôi trồng thủy sản: 49ha; đất vườn tạp: 46,54ha. Xã gồm 7 thôn, với dân số gần 4 nghìn người.

14. Xã Kỳ Trung

Xã Kỳ Trung thành lập năm 2004, có diện tích 33,23 km 2 , dân số 1.535 người; phía bắc giáp hồ Sông Rác, phía đông giáp xã Kỳ Văn, xã Kỳ Thọ và Kỳ Thư, phía nam giáp xã Kỳ Tây và Kỳ Hợp. Địa bàn và dân số xã Kỳ Trung cơ bản là của Nông trường 12/9 trước đây. Xã Kỳ Trung có 7 xóm: Trường Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Tây Sơn, Bắc Sơn, Đất Đỏ, Hậu Cần.

15. Xã Kỳ Tây

Diện tích 77,62km 2 , dân số 5.720 người. Phía bắc giáp xã Kỳ Hương (cũ), nay là hồ sông Rác, đông giáp xã Kỳ Hợp, Kỳ Văn, nam giáp xã Kỳ Lâm, tây giáp xã Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên). Trước năm 1945 là làng Thạch Lập (tổng Cấp Dẫn). Năm 1945 cùng với làng Phương Phong thành lập xã Cấp Hà. Năm 1954 đổi gọi là xã Kỳ Tây. Năm 1986 tách 1397 ha đất tự nhiên và 399 dân về phía đông để thành lập xã Kỳ Hợp. Xã Kỳ Tây có 9 xóm: Tân Xuân, Nam Xuân, Trường Xuân, Trung Xuân, Minh Xuân, Hồng Xuân, Tây Xuân, Đông Xuân, Bắc Xuân.

16. Xã Kỳ Hợp

Diện tích 25,20km 2 , dân số 2.024 người; phía bắc giáp xã Kỳ Văn, đông giáp xã Kỳ Tân, nam giáp xã Kỳ Lâm, tây giáp xã Kỳ Tây. Cuối năm 1945, nằm trong xã Cấp Hà. Năm 1954 chia Cấp Hà thành 4 xã là Kỳ Lâm, Kỳ Tân, Kỳ Tây và Kỳ Văn. Năm 1986 lấy 230 ha và 308 nhân khẩu của xã Kỳ Tân, 1566 ha và 58 nhân khẩu xã Kỳ Lâm, 1379 ha và 393 nhân khẩu xã Kỳ Tây lập xã Kỳ Hợp. Có 6 xóm trực thuộc là: Minh Châu, Minh Hoa, Minh Tân, Tân Cầu, Trường Xuân, Tân Xuân.

17. Xã Kỳ Lạc

Diện tích 122,62km 2 , dân số 3.381 người; phía bắc giáp 3 xã Kỳ Lâm, Kỳ Hoa, Kỳ Thịnh, tây giáp xã Kỳ Sơn, đông giáp xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, nam giáp xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá đều thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước năm 1945 là 3 làng: Lạc Sơn, Xuân Quán, Xuân Sơn (tổng Vọng Liệu). Sau năm 1945 thành lập xã Xuân Lạc. Năm 1954 đổi làm xã Kỳ Lạc. Hiện nay xã Kỳ Lạc có 7 xóm: Lạc Thanh, Lạc Thắng, Lạc Vinh, Lạc Trung, Lạc Sơn, Lạc Xuân, Lạc Tiến.

18. Xã Kỳ Thượng

Diện tích 130,32km 2 , dân số 6.178 người. Phía bắc giáp xã Cẩm Minh, Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên), đông giáp xã Kỳ Tây, nam giáp xã Kỳ Sơn, tây giáp huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình). Trước năm 1945 là các làng: Đô Hợp, Phúc Môn tổng Vọng Liệu. Cuối năm 1945 là phần đất của xã Vọng Thượng. Năm 1949 nằm trong xã Vọng Sơn. Năm 1954 chia Vọng Sơn làm 4 xã: Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn và Kỳ Thượng (Kỳ Thượng là Đô Hợp cũ). Xã Kỳ Thượng có 11 thôn: Bắc Tiến, Tiến Thượng, Trung Tiến, Tân Tiến, Tiến Vịnh, Tiến Quang, Phúc Môn, Phúc Độ, Phúc Thành, Phúc Sơn, Phúc Lập.

19. Xã Kỳ Sơn

Diện tích 90,36km 2 , dân số 6.378 người; phía bắc và tây bắc giáp xã Kỳ Thượng, Kỳ Tây, đông giáp xã Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, nam và tây nam giáp huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình). Trước năm 1945 là các làng Mỹ Lý, Mỹ Sơn, Tân Liệu, Võng Liệu (tổng Vọng Liệu). Cuối năm 1945 nằm trong xã Vọng Trung, năm 1949 nằm trong xã Vọng Sơn. Năm 1954 chia thành 3 xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng. Xã Kỳ Sơn là các làng Mỹ Phong và Tân Liệu. Hiện nay xã Kỳ Sơn có 9 xóm là: Sơn Bình 1, Sơn Bình 2, Sơn Bình 3, Sơn Trung 1, Sơn Trung 2, Mỹ Lợi, Mỹ Lạc, Mỹ Tân, Mỹ Thuận.

20. Xã Kỳ Lâm

Diện tích 36,45km 2 , dân số 4.255 người; phía bắc giáp 2 xã Kỳ Hợp, Kỳ Tây, đông giáp 2 xã Kỳ Hoa, Kỳ Tân, nam giáp xã Kỳ Lạc, tây giáp xã Kỳ Thượng. Trước năm 1945 là làng Vọng Liệu (tổng Vọng Liệu), sau năm 1945 đặt làm xã Vọng Trung (có thêm các làng Mỹ Lý, Mỹ Sơn, Tân Liệu cùng tổng), năm 1950 nhập vào với xã Vọng Thượng làm xã Vọng Sơn. Năm 1954 chia xã Vọng Sơn làm 4 xã: Kỳ Lạc, Kỳ Lâm. Kỳ Sơn, Kỳ Thượng. Xã Kỳ Lâm ở Vọng Liệu cũ. Hiện nay xã Kỳ Lâm có 8 xóm dân cư: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Hà, Đông Hà, Hải Hà, Kim Hà, Trung Hà và Xuân Hà.

21. Xã Kỳ Hải

Diện tích 7,64 km 2 , dân số 3.665 người; phía bắc giáp xã Kỳ Thọ và Kỳ Ninh, đông giáp xã Kỳ Hà, nam giáp xã Kỳ Châu và Kỳ Hưng, tây giáp xã Kỳ Thư. Trước năm 1945 là các làng: Đồng Nại, Hà Trung, Trung Hạ, Văn Tràng (tổng Hà Trung) và làng Quy Hoà (tổng Đậu Chữ). Sau năm 1945 là xã Trung Hải. Năm 1954 đổi làm xã Kỳ Hải, năm 1977 tách các xóm dân làm muối của Kỳ Hải lập nên xã Kỳ Hà tức 2 làng Hà Trung và Quy Hoà. Xã hiện nay Kỳ Hải có 8 xóm là: Bắc Hải 1, Bắc Hải 2, Nam Hải 1, Nam Hải 2, Sơn Hải, Hải Châu, Hải Vân, Trung Hải.