Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 12.2024   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/12/2024 của Đ/c Chủ tịch UBND huyện   |    Thời gian, địa điểm xét tuyển vòng 2, kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Danh sácThông báo thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2024 - 2025   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ ngày 5.12.2024   |   

Phiếu tín nhiệm: Thấy sai để sửa, đâu phải loại cán bộ, thế mới nhân văn

  

23:40 05/12/2018

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu làm từ khóa trước, làm 2 lần trong 1 nhiệm kỳ. Sau thấy dày quá cũng khó, phải có thời gian nên nhiệm kỳ này chỉ lấy 1 lần. Trên cơ sở lấy phiếu của Quốc hội, sắp tới Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư. Việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa, mục đích là thăm dò tín nhiệm.

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu làm từ khóa trước, làm 2 lần trong 1 nhiệm kỳ. Sau thấy dày quá cũng khó, phải có thời gian nên nhiệm kỳ này chỉ lấy 1 lần. Trên cơ sở lấy phiếu của Quốc hội, sắp tới Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư. Việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa, mục đích là thăm dò tín nhiệm.

Cử tri Trần Ngọc Toán

"Lấy phiếu không phải cốt là truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Vì sao chỉ có căn cứ 1 chỗ đó thôi mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, đã chuẩn xác chưa?", Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, việc lấy phiếu tiến nhiệm có tính răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: "Đương nhiên nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý rồi, có quy định rồi chứ không phải là không. Nhưng vừa rồi may là không xảy ra. Ta chả mong gì phải thay cán bộ. Lấy phiếu tín nhiệm là thấy sai để mà sửa, thấy khuyết điểm thì rút kinh nghiệm. Thế mới là nhân văn, là tốt. Đâu phải cứ cốt để loại đi", Tổng bí thư, Chủ tịch nước lý giải.

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, kể cả đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng thế, "xử lý một vài người để cứu muôn người", cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe.

"Bác Hồ có nói chặt một cành để cứu cả cây. Tốt nhất là không phải chặt, dùng thuốc chữa được thì cố gắng", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

Ông lý giải tại sao lại có 3 mức (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp) mà không 2 mức vì "như thế độ rủi ro hơi cao quá".

"Nếu giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác, đã thế cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm", Tổng bí thư, Chủ tịch nước lưu ý.

Ông cũng chia sẻ có những ngành khách quan là khó như giáo dục, y tế. Cũng cần phải nhìn khách quan, thông cảm chia sẻ.

"Có làm mới biết cũng gian nan lắm, phải thông cảm, chia sẻ nên chỗ này phải rất thận trọng", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói.

Nguồn: vietnamnet.vn

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại