Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Hiệu quả từ mô hình Bưởi Phúc Trạch trên địa bàn xã Kỳ Thượng

  

22:22 01/09/2020

Kỳ Thượng là xã miền núi, vùng bán sơn địa của huyện Kỳ Anh, có diện tích tự nhiên 13.000 ha. Với một quỹ đất dồi dào, xã Kỳ Thượng có điều kiện để phát triển các loại cây ăn quả. Để đưa các loại cây có múi trở thành cây chủ lực, trong những năm gần đây xã Kỳ Thượng đang triển khai đề án phát triển các loại cây ăn quả có múi như cây bưởi Phúc Trạch, bưởi da xanh và cam chanh nhằm tạo thành vùng hàng hóa tập trung của địa phương. Xã đã vận động nhân dân phá bỏ vườn tạp, chuyển đổi các loại cây trồng, mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả, góp phần nâng cao thu nhập và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Mô hình trồng cây ăn quả của ông Nguyễn Văn Hiến, ở thôn Tân Phúc Thành 2. Trên diện tích 3 ha đất vườn đồi, trước đây, gia đình ông chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Năm 2015 thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình ông đã tiến hành cải tạo vườn tạp, trồng 500 gốc bưởi Phúc Trạch, 370 gốc cam Cao Phong. Hiện vườn cây ăn quả của ông đã cho thu hoạch năm thứ 2, mỗi năm đạt sản lượng từ 4 - 5 nghìn quả, trung bình mỗi quả bán ra thị trường từ 20 - 25 nghìn đồng. Thu về từ 80 - 100 triệu đồng. Theo ông Hiến việc chăm sóc phải tuân thủ 4 đúng, gồm: Đúng quy trình, đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng chủng loại phân…

Đối với gia đình chị Hoàng Thị Hà, qua triển khai mô hình trồng bưởi Phúc Trạch, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.  Trên diện tích gần 2 ha, chị đã trồng bưởi và nhiều loại cây ăn quả khác, hiệu quả kinh tế cho thấy cao hơn nhiều so với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày trước đâ. Với việc đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, cây phát triển tốt, tin tưởng rằng trong thời gian tới đây sẽ là nguồn thu nhập chính, góp phần nâng cao đời sống cho gia đình. Theo chị Hà cây bưởi Phúc Trạch rất phù hợp với vùng đất Kỳ Thượng, dễ trồng, cây phát triển tốt, quả sai, ngon đang được thị trường ưa chuộng.

Với diện tích 15 sào, gia đình chị Hoàng Thị Hương đã quy hoạch trồng trên 200 cây bưởi Phúc Trạch cho thu hoạch 3 năm, mỗi năm ước tính thu về 50 triệu đồng. Riêng năm nay gia đình đã chăm sóc vườn theo đúng hướng dẫnnh, thực hiện đầy đủ các quy trình kĩ thuật như làm cỏ, vun gốc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt nhờ áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung, nên tỷ lệ đậu quả cao gấp 2 lần so với năm 2019. Trung bình mỗi gốc bưởi Phúc Trạch bình thường cho từ 40 - 45 quả loại đẹp, mỗi quả có giá giao động từ 20 - 25 nghìn đồng tùy vào kích thước và độ bắt mắt của quả bưởi. Với vườn bưởi hiện tại, gia đình Chị Hương có thể đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Không chỉ bưởi Phúc Trạch, mà nhiều hộ dân ở Kỳ Thượng còn mạnh dạn trồng bưởi da xanh. Đây là vườn bưởi da xanh ruột hồng của hộ gia đình ông Bùi Đình Cường ở thôn Phúc Độ. Thời điểm nay ông đang tập trung sàng lọc, tỉa bỏ các quả nhỏ, xấu để cây dồn dinh dưỡng nuôi các quả lớn. Sau khi được sàng lọc, các quả còn lại trên cây được bọc túi để tránh côn trung tấn công gây hại. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay gia đình ông đã chuyển từ túi nilon sang sử dụng túi giấy để bọc quả. Việc này không những tiết kiệm chi phí, bảo vệ được quả khỏi côn trùng, quả vẫn đảm bảo điều kiện để phát triển bình thường, mà còn đảm bảo nguồn rác thải thân thiện với môi trường. Sau khi kết thúc mỗi vụ thu hoạch, còn có thể sử dụng làm nguồn rác hữu cơ tái tạo đất trồng. Theo ông Cường, giống bưởi da xanh ruột hồng rất được thị trường ưu chuộng, bởi đặc tính thơm, ngọt thanh không lẫn vào đâu. Trên diện tích gần 2ha, gia đình ông đã trồng 240 gốc, bước sang năm thứ 4, trung bình mỗi quả được bán ra thị trường từ 70 - 80 nghìn đồng cho thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng…

Còn với gia đình ông Nguyễn Đình Lục, thôn Trung Tiến trong những ngày này các thành viên đều hết sức phấn khởi  khi thành quả của họ được đơm hoa, kết trái. Gắn bó với nghề trồng bưởi đã nhhiều năm nay, gia đình ông đã trồng hơn 200 gốc Bưởi phúc Trạch trên diện tích 1ha. Nhờ tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền, đặc biệt là Hội Nông dân xã Kỳ Thượng trong vay vốn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình ông đã cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả. Ngoài trồng bưởi Phúc Trạch, ông còn đem vào trồng mới các giống cây ăn quả có múi cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng thị trường .

Để cây bưởi Phúc Trạch và bưởi da xanh ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, chính quyền xã Kỳ Thượng đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên người dân tham gia. Nhiều hộ gia đình đã tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Những năm qua, xã Kỳ Thượng đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây bưởi Phúc Trạch, bưởi da xanh, cam cao phong là một trong những loại cây trồng có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân cải thiện đời sống. Đến nay, xã Kỳ Thượng đã có trên 200 hộ trồng các loại cây có múi với tổng diện tích 75 ha. Bình quân mỗi hộ trồng từ 300 - 500 gốc, chủ yếu tập trung ở các vườn đồi cao táo.

Với hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại, mô hình trồng bưởi Phúc Trạch và bưởi da xanh ở xã Kỳ Thượng đang mở hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân, trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Hiệu quả sản xuất cũng đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất gắn với thị trường, thực hiện quy trình chăm bón theo đúng hướng dẫn. Việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả quy mô cũng đã góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn xã Kỳ Thượng.

Bài: Thuý Nga- Anh Đức

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại