Phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nấng cao thu nhập cho bà con nông dân ở huyện Kỳ Anh.
Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương về đất đai, nguồn lao động đồi dào, trong những năm gần đây, huyện Kỳ Anh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để bà con nhân dân phát triển kinh tế. Nhờ vậy, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình đa dạng, bước đầu đã tạo các sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhận thấy trồng cây ăn quả phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, gia đình chị Lê Thị Thanh Duyện ở thôn Tân Phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng là người đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp, thay thế bằng các loại cây trồng vật nuôi mới. Nhờ áp dụng đúng quy trình khoa học kỷ thuật, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên mô hình kinh tế vườn của gia đình chị không chỉ cho thu nhập cao, mà còn trở thành vườn mẫu để nhiều bà con nhân dân trong vùng đến tham quan học tập và làm theo.
Cách đấy không xa là mô hình của gia đình ông Nguyễn Nhật Tân. Từ hoang tạp, ông đã chuyển đổi hơn 1 ha đất đồi trồng cây tạp sang trồng cam, quýt, bưởi; mỗi năm đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng. Riêng từ năm 2014, ông Nguyễn Nhật Tân còn cải tạo đất để trồng thử nghiệm gần 1 ha cam V2. Sau hơn 2 năm đưa vào trồng, cam V2 đã cho thu hoạch từ 2 - 3 tấn quả/vụ. Những mô hình này tại Kỳ Thượng đều từng bước biết phát huy lợi thế, tận dụng tiềm năng thế mạnh, du nhập thêm các laoij cây con mới, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại xã Kỳ Xuân, nhiều năm trở lại đây, nhờ áp dụng chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi , bà con đã đưa mô hình nuôi dê thả đồi vào triển khai tại địa phương, phát huy hiệu quả khá cao. Đặc biệt, cấp ủy chính quyền địa phương đã có những chính sách phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích động viên bà con nhân rộng mô hình này. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi dê …
Gia đình chị Nguyễn Thị Định, thôn Quang Trung tận dụng đồi núi đá ven biển đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ áp dụng khoa học kỷ thuật, chủ động phòng trừ dịch bệnh nên đàn dê của gia đình chị không ngừng phát triển, cho thu nhập cao. Bình quân mỗi năm, gia đình chị Định đã có thu nhập từ 50 -80 triệu đồng/năm.
Kỳ Xuân là xã có địa hình trung du và miền núi nên có nhiều địa điểm chăn thả và làm chuồng trại đàm bảo vệ sinh môi trường, cách xa các khu dân cư. Để giúp cho các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế đồng thời nhân rộng mô hình chăn nuôi dê, xã Kỳ Xuân– huyện Kỳ Anh đã có những chính sách quan tâm, hỗ trợ các hộ dân, nhằm khuyến khích nhân rộng mô hình này. Với mô hình từ 15 con dê cái trở lên sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng xây dựng chuồng trại và 2 triệu đồng mua con giống. Đến nay,trên địa bàn xã Kỳ Xuân – huyện Kỳ Anh đã có 12 hộ tham gia phát triển mô hình nuôi dê thả đồi, mỗi hộ từ 15-150 con.
Tại xã Kỳ Trung, nhờ có các chính sách trong hổ trợ trồng, tập huấn ứng dụng khoa học kỷ thuật, xây dựng các vườn ươm cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cho bà con nông dân và đưa các giống chè PH1, LDP2 vào trồng đại trà. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hường ở thôn Đất Đỏ là một trong những hộ như thế. Chị trồng 18 sào chè, bình quân cho thu nhập ổn định từ 15-20 tấn/ năm, vào mùa vụ thu hoạch gia đình chị Hường phải thuê từ 2-3 nhân công để thu hái theo thời vụ. Thực tế đã chứng minh, việc đẩy mạnh đầu tư và phát triển cây chè là chủ trương đúng đắn của huyện. Tính đến nay, chè vẫn là một trong những cây trồng giải quyết việc làm cho lực lượng lớn và đem lại thu nhập khá cho người dân của huyện. Bình quân thu nhập từ chè đạt 15-20 triệu đồng/ha.
Thế mạnh của cây chè ở Kỳ Trung –huyện Kỳ Anh đã được khẳng định hiệu quả trong nhiều năm qua, song thực tế hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển các vùng chè nguyên liệu như; Cách chăm bón chưa được người dân chú trọng; việc trồng cải tạo chè già cỗi và chăm sóc chè trong thời kỳ phát triển còn hạn chế, các hộ dân chưa chú trọng đầu tư về nhân lực và vật tư cũng như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc để tạo cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô hạn lại gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề trên, hiện nay trên địa bàn xã đã thành lập Hợp Tác xã Hoàn Thiện chuyên ươm trồng và cung cấp các cây giống, đặc biệt là ươm các giống chè cho năng suất cao. Với sự ưa chuộng và tin cậy của bà con, mỗi năm HTX cho ra thị trường hàng triệu om giống để cung cấp trồng mới chè hàng năm cho các xã, vùng lân cận.
Kỳ Anh có quỹ đất dồi dào với gần 76 ngàn ha, được phân bổ khá đồng đều và đa dạng trên 3 vùng sinh thái (miền núi, đồng bằng, ven biển). Huyện cũng sở hữu nguồn lao động dồi dào với trên 32 ngàn người trong độ tuổi lao động . Nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất khá dồi dào với 52 công trình thủy lợi, gần 400km
. Với vị trí nằm giữa KKT Vũng Áng năng động và khu du lịch Thiên Cầm, huyện có lợi thế lớn để phát triển các vùng hậu cần lương thực. Khi hệ thống giao thông QL1, 12 được kết nối và hệ thống đường ven biển được hoàn chỉnh sẽ tạo được sự kết nối vùng, liên vùng và các khu vực để phát triển nền nông nghiệp, du lịch phục vụ các trung tâm kinh tế, công nghiệp trọng điểm.
Thêm nhận xét mới