Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Huyện Kỳ Anh: Tập huấn triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.

  

14:53 04/07/2017

Sáng 4/7, UBND huyện Kỳ Anh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Danh – TUV - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Quang Hoàn –Chủ tịch UBND huyện.

Sáng 4/7, UBND huyện Kỳ Anh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Danh – TUV - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Quang Hoàn –Chủ tịch UBND huyện.

Đại biểu tham dự lớp tập huấn triển khai xây dựng
đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Đại biểu tham dự lớp tập huấn triển khai xây dựng
đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Các giảng viên đến từ Sở NNPTNT  tỉnh, Văn phòng NTM  tỉnh trực tiếp truyền đạt tại lớp tập huấn.

Tại lớp tập huấn, các học viên đến từ 21 xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã được các giảng viên của Sở NNPTNT tỉnh, Văn phòng NTM tỉnh truyền đạt những thông tin về sự cần thiết ban hành triển khai chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm; kinh nghiệm Quốc tế trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” và triển khai ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016; mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nguyên tắc của chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm; nội dung chủ yếu của chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm; nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm; tổ chức thực hiện; hiệu quả, ý nghĩa tác động của chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm. Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” có ý nghĩa quan trọng, góp phần quảng bá, nâng tầm hình ảnh của Việt Nam nói chung, của người nông dân nói riêng trong phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững trên mỗi vùng quê Việt Nam, trong đó có Kỳ Anh.

Đại biểu tham dự lớp tập huấn triển khai xây dựng
đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Đại biểu tham dự lớp tập huấn triển khai xây dựng
đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Đại biểu tham dự lớp tập huấn triển khai xây dựng
đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.
Đồng chí Bùi Quang Hoàn- Chủ tịch UBND  huyện Kỳ Anh phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn
​ triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.

​Phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn, đồng chí Bùi Quang Hoàn –Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh đề nghị các học viên nghiêm túc tiếp thu, thảo luận sôi nổi cùng với giảng viên để tìm ra cách làm tốt nhất trong thực hiện chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm”. Đây là giải pháp thiết thực, hiệu quả đối với huyện Kỳ Anh chúng ta nói riêng và Hà Tĩnh nói chung. Đề án sẽ góp phần cơ cấu lại và phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn. Các địa phương tập trung tiếp cận đề án thông qua lớp tập huấn để có cách làm tốt nhất với địa phương mình, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng đậm nét văn hóa vùng, miền…

Hà Tĩnh dự kiến tổ chức điều tra 6 nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm là các nông sản tươi sống; đồ uống có cồn và không có cồn; các sản phẩm có thành phần từ thảo dược; sản phẩm vải may mặc làm từ bông, sợi; du lịch nông thôn là những sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu…

Hoàng Hạnh, Trung Anh

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại