Thông báo số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo Kết quả tiếp công dân định kỳ ngày 05/8/2024   |    Thông báo tuyển sinh đi học tại Cu-ba năm 2024   |    Thông báo kết quả kiểm tra điều kiện tiêu chuẩn và sát hạch tiếp nhận vào làm công chức cấp xã năm 2024.   |    Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện, không đủ điều kiện tham dự kỳ thi tuyển công chức cấp xã năm 2024   |   

Phát triển cây ăn quả có múi ở vùng Thượng Kỳ Anh

  

02:53 17/02/2017

  Người ta ví vùng thượng Kỳ Anh như một “Nàng công chúa” đang ngủ say. Đúng như vậy, những năm trở về trước, vùng Kỳ Thượng là một vùng miền núi nghèo của huyện, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những chính sách ưu đãi trong xây dựng Nông thôn mới đã kích thích sự ngủ yên của một vùng đất vốn sôi động trong nghề trồng trọt. Bởi với những gì thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu, đất đai, địa hình thì các giống cây ăn quả có múi lại rất phù hợp với những vùng đất nơi đây.

Người ta ví vùng thượng Kỳ Anh như một “Nàng công chúa” đang ngủ say. Đúng như vậy, những năm trở về trước, vùng Kỳ Thượng là một vùng miền núi nghèo của huyện, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những chính sách ưu đãi trong xây dựng Nông thôn mới đã kích thích sự ngủ yên của một vùng đất vốn sôi động trong nghề trồng trọt. Bởi với những gì thiên nhiên ưu đãi từ khí hậu, đất đai, địa hình thì các giống cây ăn quả có múi lại rất phù hợp với những vùng đất nơi đây.

    Phát huy được lợi thế do thiên nhiên ưu đãi cùng với các chính sách hỗ trợ của UBND huyện Kỳ Anh trong việc phát triển các giống cây ăn quả có múi và cây bản địa, các hộ dân tại xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh) đã không ngừng khai hoang, cải tạo đất đồi, vườn tạp để thay thế các giống cây ăn quả có múi phù hợp với thổ nhưỡng như: Quýt; Cam cao phong; Bưởi phúc trạch… Nhờ vậy, trong những năm gần đây, đời sống của người dân Kỳ Thượng đã không ngừng đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,23%, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/ người/năm, diện mạo nông thôn mới được khởi sắc trên vùng quê vốn từ bao đời nay sống dựa vào nương rẫy manh mún, nhỏ lẻ.

    Phát triển cây ăn quả hướng đi tiềm năng ở  xã Kỳ Thượng- huyện Kỳ Anh.

    Đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của hộ gia đình ông Nguyễn Nhật Tân – Thôn phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng trong những ngày này mới thấy rõ sự phấn khởi hiện hữu trên khuôn mặt người nông dân khi thành quả của họ được đơm hoa, kết trái. Gắn bó với nghề trồng Quýt hơn 10 năm nay, gia đình ông đã trồng hơn 300 gốc Cam, Quýt (Quýt ngọt, Quýt bản địa); 250 gốc Bưởi phúc Trạch trên diện tích 1ha, thu nhập bình quân mỗi năm trên 150 triệu đồng, tính riêng thu nhập từ cây bưởi, ông đã thu về từ 50-60 triệu đồng mỗi mùa vụ.

    Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Nhật Tân cho biết: “ Lĩnh hội được các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các cấp chính quyền, đặc biệt là Hội Nông dân xã Kỳ Thượng trong vay vốn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình tôi đã cải tạo vườn tạp. Ngoài trồng Quýt, tôi còn đem vào trồng mới các giống cây ăn quả có múi cho năng suất cao, đáp ứng thị trường như: bưởi, cam. Thời gian tới, Bản thân tôi có ý định mở rộng diện tích cây trồng của mình lên 2ha, đem vào cấy ghép và trồng Quýt bản địa (Quýt Tắt) và trồng mới các giống cam, bưởi đáp ứng với nhu cầu thị trường. Chia sẻ về kinh nghiệm, ông Tân cho biết, muốn cây trồng có múi phát triển tốt thì phải tuân thủ 4 đúng: Đúng quy trình, đúng kỹ thuật, đúng liều lượng và đúng chủng loại phân…”.

    Mô hình trồng cây cam chanh của ông Trần Nhật Tân ở xã Kỳ Thượng ( huyện Kỳ Anh)

    Có những hộ gia đình, chỉ tính riêng tiền thu nhập từ cây Quýt có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi mùa vụ. Gia đình bà Trương Thị Thanh Nguyệt, thôn phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng từ trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây Quýt bản địa (Quýt Tắt): “ Theo bà Nguyệt, giống Quýt bản địa rất được thị trường ưu chuộng, bởi đặc tính vị chua, thơm, ngọt thanh của nó không lẫn vào đâu được, với diện tích trên 1ha, gia đình bà đã trồng 350 gốc cam, quýt các loại và 40 gốc bưởi, cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng…”.

    Quýt được trồng nhiều ở thôn Bắc Tiến, Tân Tiến, Tiến Vịnh, Tiến Quang, Tiến Thượng và Trung Tiến ở xã Kỳ Thượng. Theo ông Lê Văn Ninh, chủ trang trại Quýt ở thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng cho biết; “ Mỗi gốc Quýt có thể cho thu hoạch khoảng 12kg quả, 01kg Quýt có giá trung bình bán tại gốc từ 15.000 - 20.000 đồng. Với vườn Quýt hiện tại gia đình ông đang sở hữu, một mùa có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ trồng Quýt. Chưa kể mỗi mùa cây Quýt còn cho thu hoạch từ 1 đến 1,5 tấn vỏ, vỏ Quýt có thể làm các vị thuốc nam, giá 01kg vỏ Quýt là 90.000 đồng. Nhờ có vườn Quýt mà gia đình ông có thu nhập ổn định, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình”.

    Xác định cây ăn quả có múi là hướng đi chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo thương hiệu và đặc sản riêng tại địa phương, để phát huy tối đa tiềm lực và thế mạnh từ vùng đất thổ nhưỡng do thiên nhiên ưu đãi, xã Kỳ Thượng đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích các hộ dân trên địa bàn cải tạo vườn tạp, phát huy lợi thế cây ăn quả có múi. Ông Vũ Trung Tiến – Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết: “ Những năm trước đây, phần lớn các hộ dân trên địa bàn xã Kỳ Thượng trồng Quýt mang tính manh mún, quảng canh. Từ năm 2015, sau khi tham quan thực tế mô hình cam Cao phong, tại Hòa bình. Xã Kỳ Thượng xác định cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây Quýt bản địa là một trong những giống cây chủ lực, là mũi nhọn trong phát triển kinh tế vườn hộ tại Kỳ Thượng. Kỳ Thượng đã có những chính sách hỗ trợ người dân, hiện tại đã hỗ trợ 18 hộ gia đình từ nguồn xây dựng nông thôn mới, mỗi hộ 10 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã Kỳ Thượng có 15-20ha trồng cây bản địa, 50-60ha trồng cây có múi (Quýt, cam, bưởi…), nhờ vậy kinh tế địa phương trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân từ cây Quýt 70-150 triệu đồng mỗi năm, có những hộ có thể lên tới 400-500 triệu đồng/năm. Thời gian tới, xã có hướng thành lập HTX để liên kết từ cây giống, sản phẩm, tiêu thụ…”.

    Cây cam chanh khẳng định ưu thế vượt trội tại xã Kỳ Thượng ( huyện Kỳ Anh)

    Xác định, các loại cây quýt, cam, bưởi là cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ gia đình ở Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh) tiếp tục trồng mới và nhân rộng mô hình theo hướng trang trại. Bởi tính ưu việt và giá trị kinh tế mang lại từ các loại cây ăn quả có múi đang được triển khai trên địa bàn huyện Kỳ Anh, chính vì vậy phát triển cây ăn quả có múi ở Kỳ Thượng, đặc biệt là cây Quýt được xem là một trong những chính sách để góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Kỳ Anh./.

    Hoàng Hạnh - Phạm Tuấn

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại