Văn phòng Điều phối Nông thôn mới huyện Kỳ Anh: Tập huấn nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Sáng ngày 17/12, tại xã Kỳ Lâm, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới huyện Kỳ Anh tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Tới dự và trực tiếp truyền đạt có Tiến sỹ Mộc Quế - Cố vấn Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp Thành phố. Hồ Chí Minh và cô giáo Nguyễn Thị Hương Giang – Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng mềm -Trường Đại học Hà Tĩnh.
Vừa là tác giả của bài giảng với chuyên đề huy động 5 nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tiến sỹ Mộc Quế - Cố vấn Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh - Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp Thành phố. Hồ Chí Minh đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Lê Văn Trọng- HUV- Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Kỳ Anh
khai mạc lớp tập huấn...
Đại biểu tham dự lớp tập huấn nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng
đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Học viên tham dự lớp tập huấnnâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng
đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, chuyên đề đề cập 5 nguồn lực xây dựng nông thôn mới gồm: Trí lực, tài lực, tâm lực, vật lực và ngoại lực. Trong bài giảng của mình, Tiến sỹ Mộc Quế hướng các học viên đến cái nhìn chân thật nhất về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Theo tiến sỹ thì “Ai trong chúng ta đều có 5 nguồn lực, chứ không phải nói tơí nguồn lực là nói đến tiền đâu”. Bài giảng định nghĩa rõ 5 nguồn lực và các giải pháp huy động tối đa 5 nguồn lực đó.
Tiến sỹ Mộc Quế- tiến sỹ Mộc Quế - Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
truyền đạt kiến thức nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Học viên tham dự lớp tập huấnnâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng
đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, các học viên còn được cô giáo Nguyễn Thị Hương Giang- Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng mềm- Trường Đại học Hà Tĩnh chia sẽ, giới thiệu cách tiếp cận và xây dựng văn hóa nông thôn, đặc biệt trình bày đặc điểm, bản chất ứng xử của con người Hà Tĩnh, những hạn chế cũng như thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh. Từ đó, học viên có cách nhìn khách quan, nhận diện đúng bản chất, góp phần khắc phục những hạn chế, phát huy lợi thế để nâng cao năng lực chỉ đạo, điều phối xây dựng nông thôn mới, đặc biệt xây dựng đơì sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới tại Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung./.
Thêm nhận xét mới