Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Kỳ Thượng chung sức làm đường xây dựng Nông thôn mới

  

04:13 17/02/2017

  Kỳ Thượng là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Kỳ Anh, cách trung tâm huyện 30 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 13.031,70 ha. Trong đó diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp chiếm 11.364,60 ha, đất nông nghiệp 289 ha, đất phi nông nghiệp 253,28ha, đất sông suối 133,03 ha…địa hình chủ yếu là đồi núi dốc. Là một xã thuần nông với 28,6% hộ nghèo, 35,4% hộ cận nghèo. Do vậy, xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm đường giao thông; tuy nhiên, cán bộ và nhân dân xã nhà đã nỗ lực hết mình, đồng sức, đồng lòng để hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Kỳ Thượng là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Kỳ Anh, cách trung tâm huyện 30 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 13.031,70 ha. Trong đó diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp chiếm 11.364,60 ha, đất nông nghiệp 289 ha, đất phi nông nghiệp 253,28ha, đất sông suối 133,03 ha…địa hình chủ yếu là đồi núi dốc. Là một xã thuần nông với 28,6% hộ nghèo, 35,4% hộ cận nghèo. Do vậy, xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm đường giao thông; tuy nhiên, cán bộ và nhân dân xã nhà đã nỗ lực hết mình, đồng sức, đồng lòng để hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.


    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo xây dựng NTM đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới. Nhờ đó nhân dân đã hiểu rõ vai trò chủ thể của mình và hăng hái hiến đất, hiến cây, hiến nhà, đóng góp tiền của và công sức làm đường.
    Sau hơn 1 tháng ra quân, với quan niệm “đường là huyết mạch, có đường là có tất cả”, phong trào làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả khả quan. Đã giải tỏa được 27 tuyến với tổng chiều dài 12,3km, đổ bêtông gần 600m, đổ xô bồ gần 10 km. Nhân dân đã đóng góp tiền mặt và ủng hộ bằng vật chất trị giá hơn 1 tỷ đồng. Tổng diện tích đất các hộ dân hiến làm đường là 21.292 m 2; trong đó, tiêu biểu là hộ ông Lê Văn Uyến ở thôn Tiến Thượng - nêu cao tinh thần của một Đảng viên, cán bộ Cách mạng lão thành, ông đã tự nguyện hiến 150m 2đất với hàng trăm cây có giá trị như gió, mít… Đặc biệt, Bà Đoán tại thôn Tân Tiến là đối tượng già cả, neo đơn nhưng đã tự nguyện dời nhà đi chỗ khác để mở rộng tuyến đường.

    Người dân chuyển  nhà để mở đường
    Là xã miền núi, một trong những nguồn thu nhập chính của người dân là dựa vào các loại cây trồng; nhưng khi có chủ trương hiến đất, hiến cây làm đường, nhân dân đã hiến 2.806 cây các loại; trong đó nhiều loại cây có giá trị như gió, mít, tràm…Nhiều loại cây đang độ lớn, gần thu hoạch như lúa, sắn, tràm, hồ tiêu…nhưng nhân dân cũng vui vẻ hiến để giải tỏa làm đường.

    Nhân dân hiến cây để mở đường
    Ngoài việc tích cực hiến đất, hiến cây, dời nhà, đóng góp tiền của, nhân dân còn sôi nổi xuống đường tham gia gần 5 nghìn ngày công. Phong trào làm đường giao thông đã kêu gọi được đông đảo nhân dân tham gia, thể hiện tinh thần đoàn kết trong nhân dân và trở thành một nét đẹp văn hoá trong đời sống hàng ngày. Người dân xuống đường làm giao thông đông vui như trẩy hội; đặc biệt, trong ngày Quốc khánh 2-9, thôn Bắc Tiến đã đồng loạt ra quân làm đường với tinh thần phấn khởi và coi đó là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
    Từ phong trào nhân dân Kỳ Thượng chung sức xây dựng nông thôn mới, nghĩ tới bài học về sức mạnh của lòng dân “Lật thuyền cũng là dân, đẩy thuyền cũng là dân”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Rõ ràng, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, muốn thành công và sớm về đích phải tạo được sự đồng thuận, ủng hộ trong toàn dân.


    Huyền Trang - UBND xã Kỳ Thượng

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại