Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

NƯỚC MẮM PHÚ KHƯƠNG

  

11:13 18/03/2024

Sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.
Mô tả nguyên liệu:

Các loại cá, muối, thính gạo rang.

Quy trình sản xuất:

Bước 1: “Cá cơm làm nguyên liệu phải tuyển lựa kỹ, cá phải tươi không quá nhỏ. rửa sạch ướp theo công thức 3 cá - 1 muối, rắc thêm thính gạo rang để tăng thêm vị thơm ngon, hấp dân cho sản phẩm nước mắm.
Bước 2: Đổ bể chượp, gài nén chặt, kiểm tra, điều chỉnh độ mặn cho chượp
Bước 3: Dùng nguồn nhiệt từ pin năng lượng mặt trời cho quá trình đảo, rang phơi để rút ngắn một nữa thời gian, giúp chượp chín sớm hơn
Bước 4: Chượp chín, tiến hành kéo rút, chắt lọc nước cốt, kiểm tra màu sắc, mùi vị và độ mặn nhạt.
Bước 5: Cho ra thành phẩm nước mắm đặc biệt, lọc bỏ cặn.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng, đóng chai và bán ra thị trường.

Mô tả sản phẩm:Câu chuyện sản phẩm:

Phát huy truyền thống nghề nước mắm làng Xuân Phú, xã Kỳ Xuân đã có từ hơn 50 năm hình thành và phát triển trên một xã ven biển bãi ngang huyện Kỳ Anh có được thiên nhiên ưu đãi về khai thác, chế biến thủy sản gắn với du lịch biển. Nhận thấy tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nước mắm, Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương được thành lập từ tháng 8 năm 2015, sau 4 năm đi vào hoạt động Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh với nguồn nguyên liệu từ cá và muối do người dân địa phương khai thác tại vùng biển huyện Kỳ Anh, với cách chế biến truyền thống kết hợp với khoa học công nghệ mới tạo ra nước mắm, màu sắc sóng sánh, hương vị đặc trưng của nước mắm Phú Khương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương những ngày tháng đầu thành lập, thị trường tiêu thu gặp không ít khó khăn chỉ bán ở xã lận nên doanh thu đạt thấp, cuối năm 2017 đầu 2018 UBND tỉnh đã ban hành chính sách mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thực hiện chương trình này Hợp tác xã thu mua chế biến thủy hải sản Phú Khương đã mạnh dạn đăng ký, đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất lắp đặt hệ thống kho lạnh, kho bảo quản nguyên liệu, lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, bao bì, nhãn mác, logo sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá thị trường đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công bước đầu của Hợp tác xã. Được sản xuất theo phương pháp Cổ Truyền từ 100% cá biển chọn lọc tươi ngon, không sử dụng phụ gia thực phẩm, sản phẩm nước mắm khác biệt với đặc trưng (màu cánh gián, trong, vị đậm hậu, vị ngọt, hương thơm tự nhiên từ cá) và giàu chất dinh dưỡng. Nước mắm Phú Khương không chỉ nổi tiếng ở Hà Tĩnh mà còn được người tiêu dùng ở nhiều vùng, miền trên cả nước yêu thích. Tính tự nhiên, hương vị mộc mạc nhưng sâu đậm tạo lên nét hấp dẫn khó quên cho những người sành ẩm thực và cho các bà nội trợ khó tính. Nước mắm Phú Khương đang và sẽ khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trên khu đất rộng 6.000 m2 nằm dọc tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng (ở thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh), HTX Phú Khương đang từng bước mở rộng quy mô ứng dụng dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất. Từ năm 2017 đến nay, HTX Phú Khương đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 30 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo. Nhờ ứng dụng công nghệ này, HTX đã nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Trong cuộc bình chọn các sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh để xây dựng đề án OCOP – mỗi xã một sản phẩm, nước mắm Phú Khương đã lọt top đầu danh sách. Là sản phẩm OCOP, nước mắm Phú Khương sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trong xây dựng thương hiệu, mã vạch, nhãn mác, vỏ chai…
Mở rộng sản xuất và phát triển thị trường, HTX Phú Khương ngày càng xây dựng được thế đứng vững chắc, tạo việc làm thường xuyên cho 13 lao động với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Từ quy mô Tổ hợp tác (năm 2012) sản xuất 20 tấn cá/năm, đơn vị đã chuyển đổi thành mô hình HTX (năm 2015) sản xuất gần 200 tấn cá/năm. Riêng năm 2017, HTX sản xuất 20.000 lít nước mắm. Cùng với sản phẩm khô tiêu thụ, doanh thu năm 2017 của HTX ước đạt 6 tỷ đồng. Trừ chi phí, HTX thu lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2018, HTX thu mua gần 300 tấn cá cơm, cá trích các loại. Dự kiến cuối tháng 10 (âm lịch), các bệ ủ nước mắm này sẽ cho thu hoạch.
Với sự phát triển lớn mạnh như hiện nay, HTX Phú Khương đang nhập về máy móc để xây dựng kho đông lạnh. Bên cạnh đó, HTX dự định sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng để mở rộng thêm 30 bệ ủ nước mắm bằng công nghệ năng lượng mặt trời. Mục tiêu của HTX Phú Khương là trở thành đầu mối đưa nghề sản xuất nước mắm truyền thống của vùng ngày càng phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại