Kết luận thanh tra Về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng tại các xã Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Tiến, Kỳ Bắc và Kỳ Xuân   |    Thông báo về việc lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản   |    Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè 2024   |    Công điện 03/CĐ-UBND ngày 10/4/2024 của UBND huyện Kỳ Anh Về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa vụ Xuân năm 2024   |    Điều lệ Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" toàn tỉnh năm 2024   |   

Kỳ Anh: Mưa lớn, khiến hơn 1000 ha diện tích lúa vụ Xuân bị đổ ngã

  

05:28 28/04/2021

Do ảnh hưởng của mưa lớn, khiến hơn 1000 ha hecta lúa sắp thu hoạch của người dân huyện Kỳ Anh đã đổ ngã.

Thông tin từ phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết, trận mưa lớn tối ngày 26/4 đã làm hơn 1000 ha diện tích lúa vụ Xuân bị đổ ngã, trong đó, hơn 400ha diện tích lúa bị đỗ rạp hoàn toàn, khó có khả năng phục hồi. Tập trung ở các diện tích thấp trũng, cây lúa tốt, cao vống, gieo quá dày và gặp luồng gió lốc. Các địa phương bị thiệt hại nặng như: Kỳ Phong, Kỳ Khang, Kỳ Văn, Kỳ Phú....

Các địa phương bị thiệt hại nặng như: Kỳ Phong, Kỳ Khang, Kỳ Văn, Kỳ Phú...

Từ sáng sớm, ông Nguyễn Đình Dũng (thôn Hồ Vân Giang, xã Kỳ Đồng) đã tranh thủ ra đồng, vét bờ tháo nước ra khỏi ruộng. Ông Dũng cho biết, vụ Xuân năm nay, gia đình ông trồng 2 ha lúa. Mưa lớn đã khiến hơn 70% diện tích lúa của gia đình ông bị đổ, ngã và ngập úng, trong khi lúa còn khoảng 20 ngày nữa là thu hoạch. Số lúa bị đổ này khi thu hoạch, sản lượng sẽ bị giảm khoảng 60% và công gặt cũng sẽ đắt gấp đôi, mỗi sào tiền máy gặt mất khoảng 200.000 đồng. Đó là chưa kể tiền phân bón và tiền giống đã đầu tư nên vụ lúa này coi như là bị lỗ.

Hơn 400ha lúa bị đổ rạp hoàn toàn, khó có khả năng phục hồi

Ông Nguyễn Chiến Thuật – Chủ tịch HND xã Kỳ Đồng (Kỳ Anh), mưa lớn đã làm hơn 25ha lúa của xã Kỳ Đồng bị đổ ngã, trong đó có hơn 6ha lúa bị đổ sát. Ngay khi nhận được thông tin, địa phương đã huy động bà con tranh thủ thăm đồng, khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa, không để ruộng lúa bị ngâm nước nhiều ngày, nhằm hạn chế lúa bị mọc mầm và phát sinh nấm gây bệnh như đạo ôn cổ bong, lem lép hạt, khô vằn gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo. Với diện tích lúa này, hi vọng trong 1-2 ngày tới thời tiết sẽ chuyển nắng, chân ruộng khô là cứu được 14 ha lúa bị bổ oam.

Thực trạng này không chỉ gây khó khăn cho bà con trong công tác thu hoạch mà còn có khả năng bị tổn thất đến
năng suất do lúa bị đan xếp, chồng đỡ lên nhau.

Điều đáng lo nhất, thực trạng này không chỉ gây khó khăn cho bà con trong công tác thu hoạch mà còn có khả năng bị tổn thất đến năng suất do lúa bị đan xếp, chồng đỡ lên nhau.

Để hạn chế thiệt hại về năng suất, sản lượng lúa vụ Xuân 2021 do ảnh hưởng của dông lốc, mưa lớn, UBND huyện đã yêu cầu các địa phương khẩn trương thông báo người dân khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa để hạn chế hư hỏng; tiến hành thống kê, phân loại thiệt hại cụ thể đối với từng vùng, đánh giá mức độ thiệt hại tương ứng với từng nhóm giống lúa, tập trung hỗ trợ nông dân cứu lúa, hạn chế tối thiểu thiệt hại; đồng thời có kế hoạch tiến hành chuyển đổi cơ cấu giống lúa phù hợp với mùa vụ trong những vụ tiếp theo.

Huyền Trang

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại