Thông báo Điều chỉnh thời gian tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 4 năm 2025   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 08/4/2025 của Đ/c Chủ tịch UBND huyện   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 4.2025   |    Thông báo Tiếp công dân định kỳ tháng 04 năm 2025 của Đ/c Bí thư Huyện ủy, Đ/c Chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND huyện   |    Công bố công khai số liệu thực hiện dự toán thu, chi ngân sách huyện quý I năm 2025   |   

Huyện Kỳ Anh triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2025

  

10:45 28/03/2025

Nhằm chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, huyện Kỳ Anh đang triển khai đồng loạt tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm tại các xã, thị trấn trên địa bàn đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.

Theo kế hoạch, triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 trong thời gian từ ngày 10/3 đến ngày 30/4/2025, trên phạm vi 20 xã, thị trấn; ngoài đợt chính sẽ tiêm bổ sung. 

Đối với trâu, bò: tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục. Đối với đàn lợn: tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn cổ điển, Lở mồm long móng; trong đó: đối với chăn nuôi quy mô nông hộ tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng cho đàn lợn nái, đực giống; khuyến khích người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin Tai xanh cho đàn lợn nái, đực giống. Đối với đàn gia cầm: tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn (gà, chim cút), Dịch tả vịt (vịt, ngan, ngỗng). Đối với chó, mèo: tiêm phòng vắc xin Dại. Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng định kỳ theo quy định, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động tiêm các loại vắc xin phòng bệnh thường gặp, bệnh mới nổi cho động vật nuôi.

Sau đợt cao điểm, các địa phương sẽ tổ chức tiêm bổ sung các tháng còn lại trong năm cho đàn gia súc, gia cầm mới nuôi, mới lớn, chưa được tiêm phòng vào các đợt chính; tiêm bao vây các ổ dịch nhỏ xảy ra trên địa bàn. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi, chủ động tiêm phòng các loại vắc xin góp phần giảm thiệt hại trong chăn nuôi

Nguồn kinh phí Vắc xin tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng trâu, bò được nhà nước hỗ trợ thực hiện theo các Kế hoạch đã được UBND tỉnh, huyện phê duyệt. Những loại vắc xin tiêm phòng bệnh: Viêm da nổi cục, THT trâu bò, DTL, THT lợn, Dại chó, Cúm gia cầm do người chăn nuôi chi trả.

Nguyễn Thơm


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại