Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Huyện Kỳ Anh đủ điều kiện công bố hết dịch tả lợn châu Phi

  

20:00 17/12/2020

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), đến nay, huyện Kỳ Anh đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch tả lợn châu Phi, đủ điều kiện công bố hết dịch.

Trước đó, vào ngày 18/11, tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh) xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên tại hộ ông Cao Đức Hùng (thôn Tân Giang, xã Kỳ Giang). Ngay sau khi có kết quả dương tính, toàn bộ đàn lợn 39 con đã được lực lượng chức năng tiêu hủy kịp thời.

Toàn bộ đàn lợn 39 con của ông Cao Đức Hùng đã được lực lượng chức năng kịp thời tiêu hủy

Ông Nguyễn Đình Kế - Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Giang cho biết, xã Kỳ Giang hiện có trên 234 hộ nuôi lợn, với tổng số 678 con, nên khi xuất hiện dịch, xã đã chủ động, tập trung quyết liệt phòng chống dịch, tránh lây lan trong cộng đồng. Lập 03 chốt kiểm soát nghiêm ngặt, 02 chốt tại khu vực có dịch và 01 chốt ở đường liên xã. Khu vực có dịch được bố trí lực lượng túc trực thường xuyên để nắm bắt, ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó, cung cấp hoá chất, vôi bột để bà con kịp thời phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại.

Lập chốt kiểm soát nghiêm ngặt để nắm bắt thông tin và ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển ra khỏi địa bàn

Được biết, từ ngày 19/11 đến nay, trên địa bàn xã Kỳ Giang và huyện Kỳ Anh không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Trước tình hình đó, UBND huyện Kỳ Anh cũng đã yêu cầu các địa phương tuyệt đối không chủ quan lơ là mà cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch; theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh; thực hiện có hiệu quả các biện pháp tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất chăn nuôi, tái đàn.

Huyền Trang

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại