Cá tươi (cá nục, cá thu, cá tho, cá cơm…), muối được cất trữ từ nhiều năm để đảm bảo chất lượng.
Quy trình sản xuất:Cá cơm rửa sạch, trộn hỗn hợp 2 loại cá với muối sạch theo công thức 3 cá + 1 muối. cho vào chượp nén, gài chặt và ủ, phơi nắng, trong vòng 3 tháng cá lên men bắt đầu náo đảo. 9-10 tháng cá chín tạo ra nước mắm cốt có mùi hương màu sắc không hoá chất phẩm màu và có thể trực tiếp sử dụng. Nước mắm được rút ra từ chượp chín cho trực tiếp vào chai đóng kín, gián nhãn theo mẫu thiết kế, xuất bán ra thị trường.
Mô tả sản phẩm:Nước mắm Định Miện có màu nâu, mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị mặn, ngọt đậm kèm theo vị béo tự nhiên. Nước mắm được sử dụng trong các bữa ăn của người Á Đông như một loại nước chấm nhằm tăng vị mặn của thức ăn.
Theo đó, sản phẩm là kết quả của quá trình phân giải, thủy phân và sự tự chín ở thịt cá được thực hiện bởi các enzim (men). Theo đó, đây là những chất phần lớn có trong nội tạng cá và sự lên men vi khuẩn Clostridium (chủ yếu trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ cao).
Câu chuyện sản phẩm:Chế biến nước mắm là nghề truyền thống đã có từ lâu đời tại miền đất Duyên Hải miền Trung. Tùy vào đặc trưng từng vùng miền, dựa vào mùa vụ, khí hậu, ngư trường đánh bắt khác nhau mà hương vị nước mắm của từng vùng huyện cũng khác biệt.
Với lợi thế sở hữu nguồn thủy hải sản dồi dào cùng việc được thừa hưởng kinh nghiệm làm mắm lâu năm từ thời cha ông để lại, doanh nghiệp nước mắm Đỉnh Miện (huyện Kỳ Anh) đã tận dụng để chế biến ra sản phẩm nước mắm đặc trưng của vùng huyện này.
Nằm tại làng nước mắm Làng Đậu Thống cổ kính (nay là thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh), doanh nghiệp nước mắm Định Miện đã có lịch sử làm nước mắm hơn chục năm nay. Công thức làm mắm tại cơ sở được đúc rút từ những kinh nghiệm quý báu của đời trước, khi các cụ ông, cụ bà trong vùng đã có nghề làm mắm và buôn bán tại các chợ Voi Kỳ Bắc, chợ Cầu Kỳ Châu xưa kia.
Được thành lập từ năm 2007, đến nay, sản phẩm nước mắm Định Miện đã có mặt rộng khắp trên thị trường cả nước như vùng Tây Nguyên, Đắc Lắc, Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương…, ký kết hợp đồng tiêu thụ với 250 hộ là con em Hội đồng hương Phú Xuân tại Sài Gòn,… Sản lượng tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp Định Miện đạt từ 3000 – 3200 lít với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo.
Quy trình sản xuất nước mắm Định Miện khắt khe ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu. Cá phải tươi, muối phải cất giữ qua nhiều năm thì khi làm nước mắm không bị chát và mặn. Sau khi xong phần trộn nguyên liệu sẽ cho vào các vại đã chuẩn bị sẵn, sau 10 - 15 ngày mở ra kiểm tra và trộn đều một lần nữa rồi để tới 5 - 6 tháng mới bắt đầu chắt mẻ nước mắm đầu tiên. Muốn nước mắm có màu cánh gián thì phải rang gạo thính trước, giã nhỏ.
Loại cá được lựa chọn để làm mắm cũng tùy vào từng thời điểm trong năm. Ví dụ như tháng 2, 3, 4 thường hay có cá trích; tháng 4, 5 thường hay có cá trọc cơm còn tháng 6, 7, 8 thường hay có cá nục…
Quy trình sản xuất nước mắm của doanh nghiệp Định Miện chủ yếu là kéo rút phụ thuộc vào năng lượng mặt trời và náo đảo chuyên. Ở quy trình này, về cơ bản vẫn giống như quy trình làm mắm truyền thống, chỉ khác là quá trình đảo, rang phơi sẽ không dùng nhiên liệu truyền thống mà dùng nguồn nhiệt thu được từ các tấm thu năng lượng mặt trời. Giải pháp này đã thay thế tối ưu cho nhiều công đoạn chính của quá trình sản xuất nước mắm. Ưu điểm nổi trội nhất của công nghệ sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời so với công nghệ truyền thống đó là giảm một nửa thời gian sản xuất nước mắm. Bên cạnh đó, với tấm thu năng lượng mặt trời, công đoạn sản xuất sẽ bỏ qua việc mở nắp thùng ủ, nên không bay hơi, chất lượng nước mắm vì vậy sẽ ngon hơn và đỡ tiêu hao hơn rất nhiều.
Thương hiệu Nước mắm Định Miện đã và đang từng ngày ghi dấu ấn với người tiêu dùng, không ngừng phát triển ở khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo sự phát triển bền vững cho các làng nghề chế biến nước mắm, từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, từng bước xây dựng nông thôn mới.
Thêm nhận xét mới