Gạo - Gạo khang dân liên kết vùng trồng xã Kỳ Giang, Xuân Mai
Vừng mua xã Kỳ Giang và Hương Sơn
Muối thu mua tại xã Kỳ Hải
Tỏi - Thu mua tại đại lý trong huyện Kỳ Anh
Tiêu - Thu mua tại đại lý trong huyện Kỳ Anh
Bột ngọt -Thu mua tại đại lý trong huyện Kỳ Anh
Quy trình sản xuất:1. Chuẩn bị gạo và ngâm gạo: Ngâm gạo với nước cho đến khi gạo có vị chua và căng mọng lên đem vớt ra để ráo nước
2. Xay gạo: Xay gạo thật nhuyễn, hạt gạo hoà cũng nước thành bột
3. Trộn gia vị: Trộn vừng, muối, tỏi, tiêu, bột ngọt theo định lượng
4. Tráng bánh: Nguyên liệu sau khi trộn được đem đi tráng. Khi bánh chín, phải lấy bánh thật khéo để tránh bị rách hoặc méo mó
5. Phơi bánh: Bánh được lấy ra khỏi khuôn rồi trải trên phên đem đi
6. Nướng bánh: Bánh tráng đã khô được chuyển đến máy nướng để
7. Kiểm tra chất lượng - Đóng gói, phân phối và bảo quản
Mô tả sản phẩm:Bánh đa vừng đen có hương vị rất đặc biệt và không giống với các loại bánh đa ở các vùng miền khác. Khắp cả hai mặt chiếc bánh đa được rải đều một lớp vừng đen nhánh, khi nướng lên hương vị của hạt vừng quyện với mùi vị cay nồng của các loại gia vị khác như tỏi, tiêu... tạo nên một vị béo ngậy khó quên và luôn mang một hương vị riêng đậm đà của đặc sản Hà Tĩnh.
Câu chuyện sản phẩm:Với vùng đất Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, bánh đa vừng là một sản phẩm truyền thống đã có từ lâu đời, rất gần gũi, quen thuộc với biết bao thế hệ người dân địa phương. Nhắc đến bánh đa là người ta nghĩ ngay đến những nét truyền thống rất giản dị, dân dã của miền quê.
Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề truyền thống sản xuất thủ công nhỏ lẻ ngày càng mai một đã không phù hợp với kinh tế thị trường thời hiện đại. Trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị bánh đa truyền thống địa phương cơ sở sản xuất Bánh đa vừng Nguyên lâm ra đời; với mục tiêu tạo ra sản phẩm Bánh đa vừng mang thương hiệu đặc sản địa phương, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế toàn tỉnh.
Nguyên liệu chính để làm bánh đa vừng là gạo, phải chọn loại gạo ngon để lâu ngày, mè đen và gia vị. Sản phẩm Bánh đa vừng Nguyên lâm của cơ sở gồm 02 loại: Bánh đa vừng loại to và Bánh đa vừng loại nhỏ. Với lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có ngay tại địa phương là vùng trồng lúa, vừng lớn trong tỉnh vì thế nguyên liệu đầu vào luôn được đáp ứng đảm bảo tốt nhất về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, Bánh đa vừng Nguyên Lâm được sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, từ vùng nguyên liệu chất lượng, đặc trưng của địa phương nên khi nướng, bánh có hương vị rất đặc biệt và không giống với các loại bánh đa ở các vùng miền khác, cho nên sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, vì thế khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ phát triển ngày một xa hơn.
Bánh đa vừng đen có hương vị rất đặc biệt và không giống với các loại bánh đa ở các vùng miền khác. Khắp cả hai mặt chiếc bánh đa được rải đều một lớp vừng đen nhánh, khi nướng lên hương vị của hạt vừng quyện với mùi vị cay nồng của các loại gia vị khác như tỏi, tiêu... tạo nên một vị béo ngậy khó quên và luôn mang một hương vị riêng đậm đà của đặc sản Hà Tĩnh.
Thời gian qua, thương hiệu Bánh đa vừng Nguyên Lâm mang lại nhiều giá trị lớn cho địa phương đó là ý nghĩa trong việc giữ vững ngành nghề truyền thống của quê hương. Không chỉ có vậy, sản phẩm Bánh đa vừng Nguyên Lâm đã được nâng tầm giá trị cao hơn, mang tính thương mại lớn hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng trong việc học hỏi và cải tiến, áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, đến nay Bánh đa vừng Nguyên Lâm đã trở thành thương hiệu nông sản nổi bật của địa phương. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất đã đạt được rất nhiều thành tích, trong đó có danh hiệu Mô hình điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 2020.
Những kết quả trên chính là động lực, cũng là thử thách, đòi hỏi cơ sở sản xuất cần nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Tạo nên những đột phá hơn nữa, để đưa thương hiệu sản phẩm Bánh đa vừng Nguyên Lâm tới tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, là khẳng định giá trị của một thương hiệu xứng tầm, và đủ sức lớn mạnh cạnh tranh với nhiều sản phẩm của những đơn vị khác. Với việc ứng dụng công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất để gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu địa phương dồi dào, chất lượng cao, mang tính đặc trưng là lợi thế của Bánh đa vừng Nguyên Lâm khi cạnh tranh trên thị trường.
Mang sản phẩm Bánh đa vừng Nguyên Lâm tham gia chương trình OCOP Hà Tĩnh là cơ hội để quảng bá sản phẩm tới nhiều địa phương trên cả nước, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định và định hướng phát triển bền vững.
Thêm nhận xét mới