Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 12.2024   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/12/2024 của Đ/c Chủ tịch UBND huyện   |    Thời gian, địa điểm xét tuyển vòng 2, kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Danh sácThông báo thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2024 - 2025   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ ngày 5.12.2024   |   

SỨA ĂN LIỀN TRUNG KHANG

  

08:38 18/03/2024

Sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.
Mô tả nguyên liệu:

Sứa, muối nhập tại địa phương

Quy trình sản xuất:

Bước 1: Sứa tươi cắt bỏ xúc tu, 4 cánh hoa thị nối thân với xúc tu, những núm thịt lồi trên bề mặt dù sứa và bỏ ruột, xong cạo sạch màng nhớt. Nếu có yêu cầu ướp cả chân sứa thì phải cạo rửa hết phần nhớt ở cuối chân. Rửa sạch bằng nước biển, loại bỏ hết chấm, nhớt còn sót lại và nhớt dính vào sứa.
Bước 2: Sau khi xử lý, con sứa trong suốt như khối thạch và phẳng như cái mâm thì tiến hành muối lần 1 theo tỷ lệ. Xát đều muối phèn vào bề mặt dưới của dù sứa, giữa nhiều hơn xung quanh rồi xếp sứa vào bể. Khi muối sứa lần 2, vớt sứa, cân trọng lượng còn lại, kiểm tra từng dù sứa, nếu còn chấm hoặc váng nhớt phải cạo bỏ, muối sứa trong 6-7 ngày. Xát muối phèn nhiều vào chỗ sứa còn dày. Lần muối thứ 3, tỷ lệ muối phèn, thời gian muối và cách làm như lần 2 nhưng lượng phèn là 0,2.
Bước 3: Sứa đã qua 3 lần ướp muối, mình chỉ mỏng 3-4 mm. Vớt sứa để kiểm tra lần cuối, rửa sạch cát sạn rồi xả bỏ nước cũ. Xếp sứa vào thùng và bơm nước có độ mặn 24-25oB ngập sứa. Nước muối được hoà sẵn ở một bể khác, lắng lọc trong, vớt hết váng rồi mới bơm vào. Có thể ngâm sứa từ 10-14 ngày hoặc lâu hơn, tuy nhiên không được để quá lâu.
Bước 4: Sứa được xếp thành chồng ngay ngắn để ráo nước. Mỗi chồng sứa cao 0,5-0,6 m, trên mặt sàn xi măng, dưới lót bao PE. Trong quá trình xếp, rải thêm muối hạt lên mặt từng con sứa. Sứa vụn cho vào rổ và chồng 3-4 rổ lên nhau. Mỗi ngày đảo sứa một lần bằng cách lật từ dưới lên trên.
Bước 4: Tiến hành phân loại sứa theo yêu cầu của khách hàng, nhưng phổ biến là loại 1 có đường kính trên 33cm, loại 2 là 25-33cm, loại 3 là 17-25cm, còn lại là sứa vụn hoặc những dù sứa bị rách trên 7 cm.
Bước 5: Bảo quản sứa muối phèn bằng cách xếp sứa vào thùng gỗ có lót 2 lớp bao PE. Mỗi thùng 20 hoặc 50 kg. Bảo quản trong kho mát ở 50 độ C. Cuối cùng xuất bán ra thị trường.

Mô tả sản phẩm:

Sứa ăn liền Trung Khang được chế biến từ sứa tươi, muối  tạo thành sản phẩm sứa chín có màu trắng tự nhiên, đan xen, kết hợp với màu sắc của các gia vị ớt, tỏi. Nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, sản phẩm ngon, giòn, vị thanh mát, giàu khoáng chất… là thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Câu chuyện sản phẩm:

Cứ mỗi độ xuân về, từ tháng Giêng đến tháng Ba Âm lịch là mùa nhộn nhịp nhất của sứa biển Trung Khang. Nghề chế biến sứa biển là nghề truyền thống đã có từ bao đời nay tại vùng biển Kỳ Anh đầy nắng và gió, do ông cha để lại với niềm đam mê cùng sự chịu thương chịu khó.

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn thủy hải sản dồi dào, dù mùa thu hoạch sứa biển chỉ kéo dài 3 tháng nhưng mỗi vụ có thể đem về cho ngư dân ở Kỳ Anh hàng trăm triệu đồng. Nguồn sứa dồi dào vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các cơ sở thu mua sứa biển tại Kỳ Anh.

Năm 1999, tôi bắt đầu tìm hiểu về nguồn gốc chế biến sứa. Qua chuyến tham quan đảo Cô Tô, tôi học hỏi được nhiều điều và niềm đam mê với nghề sứa biển cũng được khơi dậy từ đó. Những ngày đầu cơ sở còn làm thủ công, chế biến một năm chỉ được vài trăm tấn, trong khi đó lượng sứa được người dân đánh bắt về không thu mua hết, dẫn đến tình trạng lãng phí. Đây cũng chính là điều mà tôi luôn trăn trở tại vùng biển bãi ngang Kỳ Anh này.

Từ chỗ đó, tôi đã tìm hiểu và nâng cấp xây dựng xưởng sứa tại HTX Trung Khang, mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị để thu mua và chế biến cho khối lượng hàng trăm tấn sứa một ngày.

Sứa ăn liền Trung Khang là kết hợp của việc lựa chọn nguồn nguyên liệu ngon, đảm bảo chất lượng cùng các gia vị, quá trình bảo quản. Để cho ra đời sản phẩm sứa ăn liền đảm bảo tiêu chuẩn, người chế biến phải tận tay lựa chọn, giám sát việc chế biến sứa. Với điều thuận lợi, Kỳ Anh vốn sẵn và được coi là “vựa sứa” của cả nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn cần kỹ lưỡng. Sứa cần được chế biến cẩn thận, được làm sạch ngay tại chỗ, cắt bỏ bình vôi và được ngâm, quay đạt tiêu chuẩn trên 8 tiếng, đảm bảo sứa sạch hết nhớt, được ngâm muối cẩn thận. Nguyên liệu đảm bảo không chỉ giúp món ăn ngon giòn, không quá khô hoặc mặn mà còn giúp việc bảo quản sản phẩm được lâu hơn, không bị chua. Sứa sau khi được chế biến đạt tiêu chuẩn, đảm bảo độ trong suốt, cứng nhưng vẫn có độ giòn nhất định.

Cơ sở thu mua, chế biến thủy sản Trung Khang đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân có phương tiện hoạt động nghề biển gần bờ và giải quyết công ăn việc làm cho người địa phương, đồng thời là tín hiệu vui cho ngư dân huyện Kỳ Anh về nguồn tài nguyên biển dồi dào mà thiên nhiên ban tặng.

Hiện sản phẩm sứa ăn liền mang thương hiệu Trung Khang không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh mà còn được đóng gói xuất đi các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Thái Lan… Với những nỗ lực không ngừng trong thay đổi công nghệ, mở rộng quy mô, HTX tự tin sẽ đưa sản phẩm sứa ăn liền Trung Khang đến với rộng rãi người tiêu dùng trong và ngoài nước.


Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại

Đặt hàng mẫu

 Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.
Lỗi: Vui lòng thử lại