Phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Thí sinh trúng tuyển vào viên chức Giáo dục   |    Kết quả xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 -2025   |    Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2025 trình Hội đồng nhân dân huyện   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 12.2024   |   

Người Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

  

05:17 17/02/2017

  Rời quân ngũ trở về địa phương, năm 1979, ông Trần Trọng Đặng ở Tân Hà, xã Kỳ Lâm với bao khó khăn, vất vả. Với bản chất anh bộ đội cụ Hồ, không cam chịu trước cảnh đói nghèo, túng bấn, ông đã mạnh dạn vào vùng đất đồi núi Khe Sung để lập trang trại. Buổi đầu gặp không ít những khó khăn vất vả.

Rời quân ngũ trở về địa phương, năm 1979, ông Trần Trọng Đặng ở Tân Hà, xã Kỳ Lâm với bao khó khăn, vất vả. Với bản chất anh bộ đội cụ Hồ, không cam chịu trước cảnh đói nghèo, túng bấn, ông đã mạnh dạn vào vùng đất đồi núi Khe Sung để lập trang trại. Buổi đầu gặp không ít những khó khăn vất vả.

    Ảnh: CCB Trần Trọng Đặng ở xã Kỳ Lâm với mô hình kinh tế trang trại.
    Với ý chí và nghị lực, ông đã khai hoang mở đất, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Quá trình tích góp, dần đàn có vốn ông bắt đầu chuyển hướng làm ăn mới, mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu, kết hợp với chăn nuôi bò sinh sản…đến nay, ông đã có một trang trại 5 ha, với 1,6 vạn cây keo tràm, 1,3 ha thông, cùng nhiều loại cây ăn quả khác và trên 20 con bò sinh sản…
    Thành công bước đầu đã tạo nên động lực, ông Đặng tiếp tục học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao các tiến bộ KHKT để chăm sóc và phát triển bò, gia cầm hiệu quả… Với bản tính cần cù, chịu khó, đến nay mô hình kinh tế của ông đã bắt đâu đơm hoa kết trái, bình quân mỗi năm gia đình anh thhhu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Vượt qua với biết bao khó khăn, đến nay mô hình kinh tế trang trại của ông đã được nhiều người biết đến, ông trở thành một trong những mô hình điển hình của hội cựu chiến binh xã Kỳ Lâm. Không chỉ bết làm kinh tế giỏi, ông còn là một chi hội trưởng hộ CCB năng động, nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi phong trào của địa phương. Khi đã thành công bước đầu mô hình kinh tế trang trại của mình, nhiều người từ nghèo khó đã được ông giúp đỡ cho vay vốn, đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Ông đã biết khai thác tiềm năng lợi thế của vùng đấtv đồi núi để phát triển sản xuất, trồng rừng nguyên liệu và chăn nuôi đàn bò có hiệu quả.
    Ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của gia đình CCB Trần Trọng Đặng, ở xã Kỳ Lâm.
    Từ một vùng đất hoang hóa, sim mua cỏ dại, với biết bao mồ hôi công sức và đôi bàn tay cần mẫn của người CCB đã biến nơi đây thành một trang trại trù phú. Ông Trần Trọng Đặng là một CCB vượt khó vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Ông là một trong những tấm gương tiêu biểu của hội CCB huyện Kỳ Anh và là một trong những điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là một ở xã Kỳ Lâm./.
    Thúy Nga - Phạm Tuấn

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại