Nhằm đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Kỳ Hoa đã chỉ đoạ bà con nhân dân du nhập các giống cây con mới vào trên địa bàn. Cây Vải thiều được coi là cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với đồng đất địa phương.
Nhằm đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Kỳ Hoa đã chỉ đoạ bà con nhân dân du nhập các giống cây con mới vào trên địa bàn. Cây Vải thiều được coi là cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với đồng đất địa phương.
Người được mệnh danh là ông chủ Vải thiều ở xã Kỳ Hoa đó là ông Nguyễn Tiến Hà ở thôn Hoa Thắng. Cách đây hơn 10 năm, ông đã lặn lội ra tận huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang - quê hương của Vải Thiều - tìm mua cây giống về trồng thử nghiệm trên vườn nhà mình. Ban đầu chỉ là 10 cây, vừa trồng vừa tìm hiểu qui trình chăm sóc qua đài báo, Những kiến thức áp dụng được, ông đã áp dụng nên từ đó năng suất cây Vải Thiều được nâng cao. đến nay, vườn Vải thiều nhà ông đã lên đến 40 cây sum suê trĩu quả. Theo ông, bình quân mỗi năm thu hái trên 2 tấn Vải thiều. Nếu tính giá thị trường như năm nay, bình quân mỗi kg giá 30 nghìn đồng, gia đình ông thu về từ vườn Vải 60 triệu đồng. Cây Vải thiều đã có vị trí nhất định và đang trở thành cây ăn trái đặc sản góp phần mang lại thu nhập cho gia đình ông.
Qua thực tế trồng và chăm sóc cho thấy, cây Vải thiều rất thích hợp với đất đai thổ nhưỡng ở xã Kỳ Hoa. Cây vải thiều là cây trồng lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm. Là cây dễ trồng, khoảng 3-5 năm chăm sóc, cây sẽ cho trái bói và qua năm thứ 6 sẽ cho trái ổn định. Trung bình mỗi cây có thể thu về từ 1-1,5 tạ/mùa. Sau mỗi đợt thu hoạch chỉ cần tiến hành cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh, sau đó bón phân ủ oai và giữ ấm cho cây…
Từ thành công mô hình cây Vải thiều của gia đình ông Nguyễn Tiến Hà ở thôn Hoa Thắng và nhận thấy được lợi nhuận kinh tế cao nên hiện ở xã Kỳ Hoa có đến trên chục hộ đưa cây Vải thiều vào trồng trong vườn nhà, vườn hộ. Qua thực tế có thể khẳng định rằng, cây Vải thiều rất thích hợp với vùng đất đồi núi xã Kỳ Hoa và là cây ăn trái đặc sản, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Để cây Vải thiều trở thành cây có chỗ đứng trên địa bàn, thời gian tới, xã Kỳ Hoa sẽ có các chính sách khuyến khích nhân rộng mô hình Vải thiều ra diện rộng. Đây thực sự là hướng đi đầy hiệu qủa kinh tế trong việc đa dạng hoá cây con để nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần vào thành công của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Từ thành công mô hình cây Vải thiều của gia đình ông Nguyễn Tiến Hà ở thôn Hoa Thắng và nhận thấy được lợi nhuận kinh tế cao nên hiện ở xã Kỳ Hoa có đến trên chục hộ đưa cây Vải thiều vào trồng trong vườn nhà, vườn hộ. Qua thực tế có thể khẳng định rằng, cây Vải thiều rất thích hợp với vùng đất đồi núi xã Kỳ Hoa và là cây ăn trái đặc sản, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Để cây Vải thiều trở thành cây có chỗ đứng trên địa bàn, thời gian tới, xã Kỳ Hoa sẽ có các chính sách khuyến khích nhân rộng mô hình Vải thiều ra diện rộng. Đây thực sự là hướng đi đầy hiệu qủa kinh tế trong việc đa dạng hoá cây con để nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần vào thành công của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Quỳnh Nga, Thúy Nga
Thêm nhận xét mới