Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Một mô hình chăn nuổi cần được nhân rộng

  

10:50 17/02/2017

  Ẩn mình dưới con đường lên mỏ đá Cơn Tria xã Kỳ Tân, một túp lều lặng lẽ vẫn tồn tại bao năm qua, và đó, những con bò núc ních, bóng mượt màu vàng mật, những con bê lai mũm mĩm đang bú sữa. Mấy ai biết rằng, đó là thành quả của cả một quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của hộ gia đình anh Phan Văn Vũ.

Ẩn mình dưới con đường lên mỏ đá Cơn Tria xã Kỳ Tân, một túp lều lặng lẽ vẫn tồn tại bao năm qua, và đó, những con bò núc ních, bóng mượt màu vàng mật, những con bê lai mũm mĩm đang bú sữa. Mấy ai biết rằng, đó là thành quả của cả một quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của hộ gia đình anh Phan Văn Vũ.

    Hiện nay, đàn bò của anh quy mô chưa phải là lớn, chỉ 20 con, trong đó 10 con bò nái, một đực giống, nhưng toàn là những con có chất lượng, trị giá đàn bò khoảng 350 triệu đồng, riêng con đực giống khoảng trên 35 triệu đồng. Anh Vũ cho biết: năm nào anh cũng có một số bò để bán, chỉ tuyển chọn những con đẹp để lại nuôi, năm 2012, anh bán được 8 con bò, thu về trên 140 triệu đồng, tức bình quân 12 triệu  đồng/tháng.
    Kỹ sư chăn nuôi PhạmThị Loan – phòng NN và PTNT huyện Kỳ Anh – phân tích: giống bò ở đây là giống lai Sind có phẩm chất tốt, chăn nuôi theo hình thức thâm canh bán chăn thả, cho ăn thức ăn thêm tại chuồng, phòng trị bệnh đúng quy trình kỹ thuật, nhìn bò nái con nào cũng to khỏe, ngoại hình đẹp, đực giống đủ tiêu  chuẩn, bê lai phát triển nhanh ....điều đó chứng tỏ họ đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi một cách đồng bộ.

    Bò “cóc” 2 năm tuổi


    Bê lai Sind 6 tháng tuổi (37,5% máu ngoại)

    Anh Vũ thừa nhận: chăn nuôi bò lai Sind máu ngoại cao, loại 75% máu ngoại trở lên là hơi khó vì cần đầu tư nhiều thức ăn tinh bột cho nó, còn đàn bò của anh chủ yếu là 37,5% đến 50% máu ngoại, phù hợp với điều kiện chăm sóc của gia đình, hiệu quả kinh tế của bò lai gấp khoảng 1,5  lần so với bò địa phương, chăn nuôi bò cho thu nhập kinh tế cao, ổn định.
    Trong tình hình hiện nay, đàn bò lai  Sind  ở huyện Kỳ Anh tỷ lệ còn thấp,  tốc độ tăng đàn chậm, nhiều nông dân chưa mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, một số người còn gọi đùa là bò “lai Xương” thì mô hình của anh Phan Văn Vũ là địa chỉ thực tế, gần gũi, đáng tin cậy nhất cần được các đơn vị trong huyện tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
    Võ Hùng – Phòng N N&PTNT

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại