Quyết định xử phạt vi phạm hành chính   |    Thông báo Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 11 năm 2024   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |   

Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng liên kết “4 nhà” ở Kỳ Anh

  

02:29 17/02/2017

  Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Kỳ Anh đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông dân.

Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Kỳ Anh đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, mang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều nông dân.


    Để chăn nuôi phát triển đạt hiệu quả cao, huyện Kỳ Anh đã chú trọng đến nâng cao chất lượng đàn giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; vì vậy nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, được nông dân mạnh dạn đưa vào sản xuất. Cùng với đó, nhiều địa phương trong toàn huyện còn tập trung tuyên truyền, vận động khuyến khích bà con chuyển dần phương thức chăn nuôi tận dụng, truyền thống sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Từ đó, đã có nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, trở thành hướng làm giàu hiệu quả và bền vững cho nông dân. Điển hình là mô hình chăn nuôi lợn tập trung của gia đình  ông Phạm Thái Đoài -ở xã Kỳ Bắc; gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn rộng hơn 7 ha. Nhờ thực hiện tốt mô hình liên kết “Nhà nước- nhà nông- nhà khoa học- nhà doanh nghiệp”, được sự hỗ trợ về nguồn vốn của tỉnh; năm 2011, ông Phạm Thái Đoài đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, vay vốn xây dựng mô hình. Nhờ vậy, sau hơn 2 năm triển khai, ông đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với quy mô tập trung rộng hơn 10 ha với hệ thống chuồng trại khép kín, đảm bảo cho chăn nuôi lợn công nghệ cao. Đến nay,  mô hình kinh tế của ông đã phát triển được 350 con lợn nái, 6000 con lợn con, 1000 con lợn thương phẩm, 6000 con lợn giống, đưa lại doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.


    Mô hình chăn nuôi ở xã Kỳ Bắc
    Hiện nay, phong trào nuôi lợn theo hướng  liên kết “ 4 nhà”  ở  huyện Kỳ Anh ngày càng được nhân rộng, ngoài gia đình ông Phạm Thái Đoài ở xã Kỳ Bắc còn có mô hình nuôi lợn thương phẩm của gia đình chị Cao Thị Đàn ở thôn Hưng Phú- xã Kỳ Hưng. Trước đây, gia đình chị  chỉ chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ. Năm 2009, gia đình chị được  sự hỗ trợ của các cấp, các ngành huyện và Tổng công ty khoáng sản thương mại hỗ trợ nguồn giống, thức ăn, thuốc thú y và khoa học kỹ thuật, đồng thời bao tiêu  toàn bộ sản phẩm. Chị Cao Thị Đàn đã bắt đầu  mạnh dạn  đầu tư nguồn vốn xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với quy mô lớn trên điện tích rộng hơn 2 ha.  Nhờ nắm bắt được hướng dẫn khoa học kỹ thuật và chủ động phòng chống các loại dịch bệnh. Bình quân mỗi  năm  gia đình chị xuất bán 3 lứa, mỗi lứa trên 300 con, sau khi trừ các khoản chi phí, còn thu nhập gần 100 triệu đồng/ năm.


    Mô hình chănn nuôi ở xã Kỳ Hưng
    Thực tế triển khai các mô hình chăn nuôi lợn theo hướng liên kết “ 4 nhà” đã góp phần nâng cao đời sống cho bà con nhân dân, chuyển hình thức chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua đó, đã giúp người nông dân có thêm kinh nghiệm, kiến thức trong chăn nuôi. Từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, từ chăn nuôi tự túc, con giống địa phương, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật khoa học sang chăn nuôi theo hướng thương phẩm, sản xuất hàng hóa, có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, con giống cho năng suất, sản lượng cao. Đồng thời, tạo việc làm, nâng cao nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
    Có thể nói phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa là hướng đi thích hợp, huyện Kỳ Anh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và chỉ đạo các hộ chăn nuôi đưa vào sản xuất những vật nuôi mới, phương thức chăn nuôi an toàn; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, hình thành mối liên kết "4 nhà", khuyến khích người chăn nuôi mở rộng sản xuất giúp người nông dân Kỳ Anh làm giàu, phát triển kinh tế gia đình./.
    Mạnh Hải

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại