Hội thảo khoa học Hoàng Giáp Thượng thư Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ xây dựng đất nước
Văn nghệ chào mừng
Đại biểu tham dự
Tham dự hội thảo có GS, TS Hồ Trọng Ngũ, viện trưởng Viện nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Việt Nam; Thạc sỹ Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hà Tĩnh; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trong cả nước. Về phía huyện Kỳ Anh có các đồng chí Trần Thành Nam, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Hoàng Trọng Lý, UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện; Lê Văn Trọng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Dương Thị Vân Anh, UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; Võ Tá Cương, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện và đại diện dòng họ Lê Kỳ Anh.
Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí : PGS.TS Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế; Thạc sỹ Nguyễn Trí Sơn, Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh; ông Lê Trọng Bính, Trưởng ban liên lạc hội đồng họ Lê Kỳ Anh; Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Võ Tá Cương; ông Lê Hồng Chương, đại diện con cháu họ Lê xã Kỳ Văn.
PGS.TS Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế trình bày đề tài nghiên cứu...
Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn sinh năm Mậu Dần (1818), tại làng Mỹ Lụ, tổng Hà Trung, huyện Hà Hoa, nay là thôn Thanh Sơn, xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh).
Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, hiếu học, đậu tú tài năm 1842, đậu cử nhân năm 1851. Tại kỳ thi Đình, năm Quý Sửu (1853), niên hiệu Tự Đức thứ 7, Lê Tuấn đỗ Nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp). Ông là vị quan đại thần có tiếng thanh liêm, tài đức vẹn toàn, được nhà vua quý trọng, người đương thời mến mộ. Cuộc đời và sự nghiệp khoa cử, hoan lộ của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn tiêu biểu cho truyền thống cần cù, hiếu học, ý chí vươn lên mạnh mẽ của người dân Kỳ Anh nói riêng và người Hà Tĩnh nói chung.
Hội thảo đã nhận được 20 tham luận của 31 tác giả là các nhà khoa học ở Viện Sử học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Hà Tĩnh, Sở VH-TT& DL Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần Phú, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh… Các tham luận đã tập trung làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn trong thực thi các nhiệm vụ triều đình giao, nhất là trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao. Đồng thời, nêu bật những đóng góp của dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương đất nước...
Đ/c Trần Thành Nam, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu tại buổi hội thảo
Thông qua hội thảo khoa học, các đại biểu cũng làm sáng tỏ thêm những đóng góp to lớn của Hoàng giáp Thượng thư Lê Tuấn và các nhân vật lịch sử dòng họ Lê ở Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng thời, cung cấp thêm nguồn tư liệu quý báu để hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, phục vụ thiết thực cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Qua đây, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao niềm tự hào dân tộc, khơi dậy, phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc trong thời đại hội nhập phát triển, tạo nên nguồn lực nội sinh thúc đẩy tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Kỳ Anh nói riêng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững./.
Thúy Nga-Anh Đức
Thêm nhận xét mới