Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Bí thư, Đ/c Chủ tịch HĐND và Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 12.2024   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/12/2024 của Đ/c Chủ tịch UBND huyện   |    Thời gian, địa điểm xét tuyển vòng 2, kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Danh sácThông báo thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2024 - 2025   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ ngày 5.12.2024   |   

Nông dân Kỳ Anh khẩn trương các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Xuân 2021

  

13:18 24/02/2021

Thời tiết thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng phát triển nhưng cũng là điều kiện để các loại sâu bệnh phát sinh gây hại. Đặc biệt bệnh đạo ôn, tuyến trùng rễ, ốc bươu vàng…đã xảy ra ở một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh khiến nhiều nông dân lo lắng, đứng ngồi, không yên.

Toàn huyện Kỳ Anh hiện có 5.414 ha lúa xuân, hiện nay một số địa phương như Kỳ Phú, Kỳ Tiến, Kỳ Giang…đã xuất hiện ốc bươu vàng, trở thành mối đe đọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của lúa vụ Xuân 2021.  Chúng có thể sống đến 6 tháng trong điều kiện khô hạn. Khi gặp nước, chỉ cần một đêm là chúng hoạt động trở lại bình thường.

Lượng ốc bươu vàng xuất hiện nhiều hơn mọi năm, khiến nhiều nông dân lo lắng, đứng ngồi không yên

Bà Nguyễn Thị Hảo ( thôn Phú Lợi, xã Kỳ Phú) chia sẻ: Mọi năm, ốc bươu vàng cũng có nhưng năm nay xuất hiện nhiều hơn. Ở những chỗ có nước, ốc bươu vàng cắm ngang cây lúa, khiến lúa không thể phát triển được. Chúng tôi đã tìm đủ mọi từ bắt thủ công, phun thuốc…nhưng vẫn không thể tiêu diệt được hết, bắt buộc phải kỳ công, dắm tỉa nhiều lần.

Các cây lúa non bị ốc bươu vàng cắn ngang khả năng sinh trưởng thấp

Ngoài ra, tại thôn Phú Lợi (xã Kỳ Phú), một số diện tích lúa đã xảy ra tình trạng thối thân, rễ, lá vàng…Lý giải cho hiện tượng này, ông Hoàng Văn Anh – Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh cho biết, thời tiết năm nay nắng ấm thuận lợi cho gieo cấy lúa xuân nhưng cũng tạo điều kiện để một số vi khuẩn, vi sinh vật phát sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lúa. Ngoài ra, trước khi gieo, một số giống lúa chưa được ủ mầm đúng cách, tạo mùi hôi thối, lá vàng, khả năng sinh trưởng thấp.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh
kiểm tra diện tích lúa bị ôc bươu vàng phá hoại tại thôn Phú Lợi, xã Kỳ Phú

Để chủ động bảo vệ an toàn sản xuất, ngành nông nghiệp huyện Kỳ Anh đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật, tăng cường cử cán bộ thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nắm chắc tình hình sâu bệnh hại cây trồng, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá trên lúa để hướng dẫn cho người dân tổ chức phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Nhiều hộ dân phải bắt thủ công để cứu lúa

Khẩn trương các biện pháp bắt và thu gom ổ trứng ốc bươu vàng đem tiêu hủy; sử dụng lá khoai lang, đu đủ, …thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi bắt; làm rãnh sâu 20 cm để thoát nước xung quanh và trong ruộng, rút dần nước nhằm tập trung ốc vào rãnh để bắt.

Một số diện tích  lúa xuất hiện biểu hiện như vàng lá, hôi thối, khả năng sinh trưởng thấp...

Đồng thời, tập trung kiểm tra, rà soát diện tích gieo cấy của từng địa phương để chủ động điều tra phát hiện bệnh sớm để phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện…

Huyền Trang - Phạm Tuấn

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại