Tại hội nghị, đồng chí Trần Bá Toàn đã trình bày báo cáo tình hình sản xuất sắn nguyên liệu năm 2020. Theo đó, Vụ Xuân 2020, toàn huyện Kỳ Anh đã sản xuất được 1.347/1.400 ha. Diện tích sắn công nghiệp trồng để làm nguyên liệu cho chế biến tinh bột sắn là 1.180 ha, tập trung ở 7 xã Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Lạc, Kỳ Tân và Kỳ Trung.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sắn, nông dân gặp rất nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, thời tiết hạn hán, mưa lớn. Đặc biệt, nhiều người dân đã sử dụng giống sắn năm 2020 là giống để lại từ năm 2019 (khả năng cao bị bệnh khảm lá sắn), chỉ có gần 30% là mua giống mới KM94 có nguồn gốc từ Thanh Hóa , Quảng Bình, không bị nhiễm bệnh.
Dự kiến năng suất năm 2020, sản lượng sắn công nghiệp giảm so với cùng kỳ nhiều năm, năng suất bình quân 13,28 tạ /ha, sản lượng 1.802,7/3.058 tấn.
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận để tìm ra nguyên nhân sản lượng sắn nguyên liệu giảm mạnh so với nhiều năm trước.
Qua các ý kiến phát biểu, đồng chí Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh sắn nguyên liệu là cây trồng chủ đạo tại vùng thượng Kỳ Anh. Tuy nhiên, thời gian qua người dân trông sắn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, thiên tai, giá thành sản phẩm bấp bênh.
Để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng sắn và nhà máy trên địa bàn, đồng chí yêu cầu: Về phía nhà máy, cần có chính sách tốt, giá thành cạnh tranh để xây dựng được vùng nguyên liệu tại chỗ, ổn định; Giúp đỡ và chia sẻ với những khó khăn về thiên tai, lũ lụt mà người dân trồng sắn phải gặp phải; Đảm bảo được mức giá thu mua hợp lý nhất cho bà con.
Về phía người dân, cần đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong cách làm, cách sản xuất; Thời vụ phải có tính khoa hoc, kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tự nhiên; Chú trọng cách chăm sóc, sử dụng phân bón, giống cây trồng phù hợp đảm bảo năng suất, sản lượng cao nhất.
Thêm nhận xét mới