Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Tiết kiệm tiền triệu mỗi năm nhờ sử dụng chổi lá cọ

  

11:29 27/10/2020

Nhờ thay thế chổi đót, chổi trện bằng chổi lá cọ (lá tro), người dân vùng thượng Kỳ Anh đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng mỗi năm. Là việc làm nhỏ, nhưng mang lại ý nghĩa lớn, góp phần hoàn thành tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kỳ Thượng.

Cứ đều đặn hằng ngày từ sáng sớm tinh mơ hay lúc chiều muộn, mọi chuyến “ra quân” tổng vệ sinh môi trường của HPN xã Kỳ Thượng đều gắn liền với tiếng chổi cọ - thứ âm thanh sột soạt, rất đỗi thân thuộc cứ nhộn nhịp làm vang vọng cả một vùng sơn cước đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Là loại cây có giá trị sử dụng đa năng, mọi bộ phận của cây đều được triệt để tận dụng để

Từ ngày bắt tay vào xây dựng xây dựng NTM và thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, đời sống hội viên HPN Kỳ Thượng đã có những thay đổi rõ rệt. Mọi hoạt động vệ sinh khuôn viên gia đình, đường làng ngõ xóm, phong quang môi trường hay phân loại rác thải hay tập trung xây dựng mô hình kinh tế… đều được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả đã tạo được sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.

Mọi khoản chi tiêu đều được Hội tiết kiệm triệt để, không hoang phí, với phương châm “tiết kiệm hết sức, chắt chiu hết cỡ”. Vì thế, nhiều chị em đã linh hoạt chuyển đổi từ chổi trện, chổi đót sang sử dụng chổi lá cọ để tiết kiệm chi phí.

Lá cọ được dùng làm chổi là những lá to, già và không bị sâu bệnh

Cần mẫn, tỉ mỉ với công việc hằng ngày, những chiếc lá cọ được chị Dương Thị Tơ phơi nắng phơi sương từ 3 - 4 ngày, cho đến khi lá héo, ngả màu vàng và dẻo dai hơn. Sau đó, chị kẹp chặt 2-3 tàu lá vào với nhau, đan dây theo sống lá là có thể sử dụng dễ dàng. Chị Tơ chia sẻ: “Trước đây, mỗi tháng gia đình chúng tôi sử dụng 3-4 cái chổi trện. Vì quét ở đường bê tông nên chổi rất nhanh hỏng. Trung bình mỗi năm sử dụng 15 -20 chổi. Thực hiện tiết kiệm trong xây dựng NTM và tận dụng các vật liệu có sẵn, chúng tôi thay thế chổi trện, chổi đót bằng chổi cọ. Như vậy, mỗi năm tiết kiệm được từ 500 – 700 nghìn đồng/ năm. Là việc làm nhỏ, nhưng mang lại ý nghĩa vô cùng lớn, góp nhặt từ số tiền đó, chúng tôi chuyển sang các mục đích kinh tế, nâng cao đời sống hơn”.

Ở vùng sơn cước này, cây cọ mọc ở khắp mọi nơi. Cứ hễ ra khỏi cửa, là bóng mát rợp đường, che nắng, che mưa cho bao thế hệ người dân địa phương. Là loại cây có giá trị sử dụng đa năng, mọi bộ phận của cây đều được triệt để tận dụng để chế tạo thành những vật dụng phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Lá cọ được dùng để lợp nhà, chắn vách, lợp chuồng gia súc, gia cầm, làm chổi, làm quạt; quả cọ ăn rất ngon, là món đặc sản của người dân địa phương; thân cọ làm máng nước, máng lợn…Và rồi giờ đây lá cọ còn được sử dụng làm chổi trong các sinh hoạt hàng ngày và trong các phong trào vệ sinh môi trường nói chung.

Các chị em thường tranh thủ lúc rảnh rỗi để cùng nhau làm chổi, dọn dẹp vệ sinh môi trường

Theo thống kê của HPN xã Kỳ Thượng, trung bình mỗi năm một hội viên sử dụng từ 15-20 cái chổi đót hoặc chổi trện, cứ thế ngót nghét hàng chục triệu đồng năm mỗi năm. Vả lại, công năng sử dụng lại rất thấp, tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Nên từ năm 2015, nhiều hội viên đã linh hoạt, sáng tạo và tận dụng vật liệu có sẵn, dùng chổi cọ để thay thế các loại chổi khác vừa tiết kiệm lại mang lại hiệu quả cao.

Chị Nguyễn Thị Nhung - chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kỳ Thượng nhấn mạnh đó là những “hành động nhỏ” của hội viên Hội PN xã Kỳ Thượng nhưng mang ý nghĩa và tiết kiệm lớn và được thực hiện thường xuyên, liên tục đã ngày càng làm cho Kỳ Thượng trở nên trong xanh, sạch đẹp hơn. Vừa thể hiện truyền thống chịu thương, chịu khó, đảm đang của người Phụ nữ Việt Nam.

Là việc làm nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, được đông đảo chị em tham gia hưởng ứng

Mỗi con đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, sạch bếp, sạch nhà đều mang dấu ấn của những người phụ nữ cần mẫn bên chiếc chổi cọ. Những việc làm tưởng chừng như rất đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn lao, được đông đảo hội viên phụ nữ xã hưởng ứng nhiệt tình. Để tiếp tục khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên Hội Phụ nữ xã Kỳ Thượng luôn thực hiện tinh thần “Tích tiểu, thành đại”, gom góp, chắt chiu bằng những cách làm linh hoạt, sáng tạo để tiết kiệm chi phí, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, chung tay xây dựng NTM.

Huyền Trang - Phạm Tuấn

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại