Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7- HĐND huyện khoá XIX

  

10:39 22/12/2018

Bước sang ngày làm việc thứ 2, sáng ngày 22/12, dưới sự điều hành của các ông: Nguyễn Tiến Hùng, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, bà Dương Thị Vân Anh, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện. Kỳ họp thứ 7- HĐND huyện Kỳ Anh khóa XIX đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu và tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lãnh đạo các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Kinh tế - hạ tầng, Công an huyện.

Bước sang ngày làm việc thứ 2, sáng ngày 22/12, dưới sự điều hành của các ông: Nguyễn Tiến Hùng, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, bà Dương Thị Vân Anh, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện. Kỳ họp thứ 7- HĐND huyện Kỳ Anh khóa XIX đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do HĐND bầu và tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lãnh đạo các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Kinh tế - hạ tầng, Công an huyện.

Đại biểu tham dự...

Các đ/c chủ trì Kỳ họp

Trả lời chất vấn đầu tiên, ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng NNPTNT huyện đã trả lời câu hỏi: Đến nay hệ thống kênh chính của các công trình thuỷ lợi cơ bản đã được kiên cố. Tuy nhiên, quá trình vận hành, sử dụng còn bộc lộ nhiều bấp cập (thiếu nước khi tưới, ngập úng khi không tưới, rác trên các kênh... Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới?”.

Trong những năm gần đây, hệ thống công trình thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp, đặc biệt là hệ thống công trình đầu mối và hệ thống kênh chính, kênh cấp I đã được đầu tư nâng cấp kiên cố hóa cơ bản hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Hệ thống kênh chính và kênh cấp I trên địa bàn huyện có 107km, trong đó có 76 km thuộc hệ thống hồ Sông rác và các hồ trung thủy nông do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh Quản lý; 31 km thuộc hệ thống các hồ đập nhỏ do các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý. Kênh chính Sông Rác được kiên cố, nước chảy nhanh hơn,thời gian một lượt tưới vụ Hè Thu năm 2013 kéo dài 20 ngày, nay rút xuống 12 ngày.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đoạn kênh chính chưa được kiên cố, một số tuyến kênh chính của hệ thộng thủy lợi Sông Rác, sau khi hệ thống kênh mương được kiên cố đưa vào sử dụng còn bộc lộ một số tồn tại như tưới tiêu không kịp thời, rác thải trên kênh. Khó khăn nhất hiện nay vẫn là nước tưới cho xã Kỳ Phú.

Nguyên nhân:

- Hệ thống kênh dài, diện tích tưới lớn. Riêng hồ Sông rác với hệ thống kênh chính dài 19,3km, kênh cấp I dài 56,7kmtưới chủ yếu cho 8 xã vùng ngoài và một phần của các xã Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Tân với tổng diện tích 3.200ha. Đối với xã Kỳ Phú, diện tích tưới xa, cuối kênh, đặc biệt do tính đất chất ruộng lúa ở Kỳ Phú là cát pha, thoát nước nhanh nên trong thời gian luân phiên tưới nếu gặp thời tiết nắng nóng dễ bị hạn;

- Một số giải pháp xử lý sắp tới: Để khắc phục những khó khăn trên, UBND huyện đã giao cho Phòng NN&PTNT, UBND xã Kỳ Phú nhiều lần làm việc với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh để xử lý trước và trong vụ tưới, nhất là vụ Hè thu; lập đội xung kích giữa Công ty và xã Kỳ Phú để lấy nước cho xã Kỳ Phú; làm các tấm lưới chắn rác giữa ranh giới địa bàn các xã Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Tiến để giao trách nhiệm cho các xã. Tuy nhiên, vấn đề người dân vứt rác xuống kênh và cho trâu nằm xuống kênh cản dòng chày vẫn còn vấn đề phức tạp, khó khăn cho quá trình điều tiết nước...

Các mô hình phát triển kinh tế theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp không có tính bền vững, hiệu quả kinh tế chưa cao?

Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới của các nội dung trên”.

Thực trạng mô hình kinh tế trên địa bàn huyện:

Giữa năm 2018, Ngành nông nghiệp đã có rà soát mô hình kinh tế theo Đề án tái cơ cấu trên địa bàn huyện có kết quả như sau: Tổng số mô hình có đến 30/6/2018, là 1.216 mô hình sản xuất nông nghiệp; trong đó: có 86 mô hình lớn, 117 mô hình vừa, 1.013 mô hình nhỏ; các mô hình được phân ra theo lĩnh vực: Trồng trọt 190; Chăn nuôi 862; Thủy sản 91; Lâm nghiệp 11; Nông lâm kết hợp 37 và Tiểu thủ công nghiệp, dịc vụ nông nghiệp 25. Trong số này có 775 mô hình đã được hưởng các chính sách.

Các mô hình đã góp phần vào công cuộc tái cơ cấu ngành nghiệp của địa phương, nhiều mô hình kinh tế có giá trị cao tiêu biểu như: Các mô hình của ngành trồng trọt, cánh đồng lúa 30ha thôn Hà Phong - Kỳ Phong vừa được Chi cục Quản lý chất lượng làm quy trình và công nhận đủ điều kiện sản xuất lúa hữu cơ, cánh đồng một giống lúa có diện tích 20ha đã nâng năng suất từ 51 tạ/ ha lên 58- 60 tạ/ ha; Mô hình cây ăn quả ở Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Trung, Kỳ Phong; mô hình sản xuất chè VietGAP Kỳ Trung, Kỳ Thượng; các mô hình chăn nuôi lợn nái, nuôi lợn thịt liên kết quy mô lớn; nuôi gà liên kết ở Kỳ Hợp, nuôi tôm thâm canh,...; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho nhân dân.

Nguyên nhân:

- Giá vật tư nông nghiệp cao, giá nông sản không tăng, nhất là giá thịt lợn giảm sâu, làm cho các tổ hợp tác chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ phải ngừng hoạt động.

- Chủ mô hình chưa xác định được thị trường tiêu thụ, trước khi sản xuất, thiếu kiến thức về koa học kỹ thuật, thậm chí có chủ mô hình làm để tranh thủ chính sách nên hiệu quả thấp;

- Vai trò định hướng, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể cấp xã còn nhiều hạn chế, thậm chí vận động thành lập mô hình khi chủ mô hình chưa đủ các điều kiện, nhất là liên kết sản xuất;

- Vai trò của Ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức xuống tận các mô hình để hướng dẫn kỹ thuật, khuyến cáo cho bà con về giảm chi phí đầu vào; việc khâu nối liên kết trong sản xuất chưa nhiều,...

Một số giải pháp thời gian tới

- Tổ chức tuyên tuyền các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp tới tận người dân; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan học tập kinh nghiệm,... để người dân nắm vững chủ trương, chính sách và KHKT. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động người dân xây dựng mô hình “không phải sản xuất ra cái gì số lượng bao nhiêu mà sản xuất ra bán cho ai, lãi được bao nhiêu”;

- Để có mô hình sản xuất bền vững hiệu quả, thì cần phải liên kết với doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp với phương châm “đôi bên cùng có lợi”;

- Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), làm cho người dân nhận thức đầy đủ cơ chế thị trường, mình sản xuất ra, chế biến, đóng gói, đưa đi tiêu thụ trong tỉnh, trong huyện và có thể xuất khẩu;

- Rà soát lại các mô hình để phân loại và có các giải pháp khuyến cáo giúp đỡ các mô hình hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường.

Liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, Ông Nguyễn Xuân Thuỷ, trưởng Công an huyện trả lời câu hỏi: “Tình trạng ghi lô đề, cờ bạc, ma tuý, pháo nổ, trộm cắp tài sản, kinh doanh cho vay nặng lãi, gây rối trật tự diễn ra nhiều tại các địa phương... Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới của các nội dung trên”.

.

Để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, trước hết là lực lượng Công an; đồng thời có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp và trách nhiệm cá nhân mỗi người dân.

- Thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để bảo đảm sự ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn; trong đó xác định đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng ghi lô đề, cờ bạc, ma túy, pháo nổ, trộm cắp tài sản, kinh doanh cho vay nặng lãi, gây rối trật tự là một nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy, pháo, trộm cắp tài sản, cho vay nặng lãi, lừa đảo…để nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, tố giác và phối hợp đấu tranh, xử lý các đối tượng vi phạm.

+ Chỉ đạo, giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền các xã, các ban ngành, đoàn thể các cấp mà trực tiếp là người đứng đầu tăng cường giáo dục, quản lý cán bộ, công nhân viên chức, người dân không tham gia vào các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo; nhất là không tham gia vào hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”…

“Tình trạng xe qua tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn diễn ra ở nhiều địa phương.

Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới của các nội dung trên”.

Qua công tác TTKSGT và khảo sát tình hình TTATGT trên các tuyến, địa bàn toàn huyện nhận thấy tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng như: đất, đá, cát, sỏi, xi măng, gạch ngói... có dấu hiệu quá tải, quá khổ còn lưu thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là trên địa bàn các xã: Kỳ Xuân, Kỳ Tiến, Kỳ Đồng, Kỳ Thư, Kỳ Thượng...

- Nguyên nhân diễn ra tình trạng trên là do:

+ Xe chở quá tải, quá khổ hoạt động trên các tuyến đường chủ yếu là của công dân trên địa bàn, của các doanh nghiệp hoặc phục vụ các doanh nghiệp đang thi công các công trình, dự án trên địa bàn; lái xe luôn đối phó, cố tình trốn tránh các lực lượng chức năng, hoạt động vào các thời điểm, địa bàn, tuyến mà lực lượng chức năng không tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

+ Một số phương tiện được các xã thuê, trưng dụng chở vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng nông thôn mới của xã cũng chưa chấp hành nghiêm quy định về ATGT, chở quá chiều cao, không che phủ bạt trong quá trình vận chuyển để vật liệu rơi vãi trên các tuyến.

+ Lực lượng chức năng của huyện, nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ nên việc tuần tra xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa khép kín địa bàn, thời gian.

+ Cấp ủy, chính quyền nhiều xã, nhất là các xã có các dự án, công trình đang thi công chưa quyết liệt trong tuyên truyền, vận động và yêu cầu chủ phương tiện trên địa bàn, các doanh nghiệp đang thi công phải chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có việc chấp hành về tải trọng, kích thước.

Để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm thuộc về lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền các xã và cá nhân mỗi người dân.

Tiếp đến đồng chí Nguyễn Minh Diễn , Trưởng phòng tài nguyên môi trường trả lời câu hỏi: “Đề án Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt triển khai lúng túng, hiệu quả thấp.

Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới của các nội dung trên”

Để triển khai thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải, UBND huyện đã ban hành quyết định giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác; Kế hoạch thực hiện số 548; ban hành 02 văn bản chỉ đạo các xã xây dựng đề án xử lý rác; tổ chức 02 cuộc tập huấn cho cán bộ cốt cán đến tận xã và các tổ chức thu gom, vận chuyển rác, phòng TNMT ban hành 04 văn bản chỉ đạo hướng dẫn các xã thực hiện. Kết quả cụ thể:

- Toàn huyện hiện có 17 HTX hoạt động trong lĩnh vực môi trường tại các xã cùng với công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh và các tổ đội VSMT tại các xã;  02 Phương tiện vận chuyển chuyên dùng;

- 12 xã xây dựng đề án, trong đó 8 xã đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua: 8 xã tự phân loại xử rác tại hộ gia đình chủ yếu bằng lò đốt, (các xã thực hiện tốt như: Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Trung); 6 xã đã thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý rác (các xã thực hiện tốt như Kỳ Giang, Kỳ Thư, Kỳ Hải, Kỳ Châu); 7 xã thu gom, vận chuyển đến bãi rác chôn lấp;

Những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án:

- Phân loại rác tại nguồn từ hộ gia đình, cơ quan đến điểm trung chuyển chưa triệt để, đây là việc làm khó....

- Nhận thức và quan tâm của chính quyền xã về công tác quản lý chất thải rắn chưa được chú trọng đúng mức: Đề án các xã xây dựng chưa bám sát với tình hình thực hiện trên địa bàn; Công tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở chưa thường xuyên....

Giải pháp khắc phục:

- Chỉ đạo UBND các xã xây dựng và hoàn thiện Đề án sát với tình hình thực tế tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua để triển khai thực hiện.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn về phân loại rác tại nguồn và bảo vệ môi trường cho các tổ chức đoàn thể cấp xã, cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; sau tuyên truyền, vận động từng bước thực hiện chế tài xử lý vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Tổ chức kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn các xã; kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và tham mưu xử lý khi có hành vi vi phạm.

.“Vấn đề quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, bất cập

Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới của các nội dung trên”.

Hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 100 HTX và hơn 250 Doanh nghiệp hoạt sản xuất, kinh doanh, dịch vụ . Trong đó  có 09 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, 03 cơ sở giết mổ gia súc; 03 cơ sở nuôi trồng thủy sản lớn; 01 khu xử lý chất thải; 01 cơ sở chế biến tinh bột sắn; 103 cơ sở chế biến nông lâm và kinh doanh vật tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, hầu hết các cơ sở đã thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình hoạt động các cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo cam kết trong thủ tục về môi trường. Qua kiểm tra các cơ sở đã gây ô nhiễm môi trường như: Trang trại sản xuất lợn giống Mitraco tại Kỳ Phong; Cơ sở nuôi tôm trên cát tại Kỳ Xuân, tại Kỳ Khang; Nhà máy xử lý rác thải tại xã Kỳ Tân, HTX chăn nuôi lợn Châu Đoài, HTX chăn nuôi lơn Bình An, Cơ sở chăn nuôi Hoàng Hải Trọng, cơ sở giết mổ gia súc tại phường Sông Trí…

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở, UBND huyện đã ban hành 4 văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; thực hiện 10 cuộc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản suất, kinh doanh.

Những tồn tại khó khăn trong quản lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Thiếu nhân lực và trang thiết bị để kiểm tra giám sát các cơ sở thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

- Chủ cơ sở chưa có ý thức và trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiếu tác động tới môi trường do cơ sở mình gây ra.

- Công tác kiểm tra về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở chưa thường xuyên. UBND các xã hầu hết chưa thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, nhắc nhở chủ cơ sở thực hiện.

- Quá trình khuyến khích phát triển kinh tế, các cơ sở đã triển khai thực hiện dự án trước khi có xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt .

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ xã để thực hiện công tác giám sát về lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở và xử lý khi có hành vi vi phạm;

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn có phương tiện và trang thiết bị thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường....

Thay mặt UBND huyện, ông Bùi Quang Hoàn- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã phát biểu tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ, đầy trách nhiệm toàn bộ các ý kiến của đại biểu HĐND huyện, của quý vị đại biểu tại Kỳ họp. Đồng chí khẳng định ngay sau kỳ họp này, UBND  huyện sẽ có các giải pháp để khắc phục các vấn đề tồn tại, hạn chế mà HĐND huyện đã giao và cử tri  huyện nhà quan tâm; đối với những vấn đề lớn sẽ xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình để xin ý kiến cấp thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện. Đồng thời nhấn mạnh một số kết quả chủ yếu, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đưa ra các giải pháp về một số ý kiến đại biểu HĐND huyện quan tâm chất vấn trên các lĩnh vực.

Đồng chí chủ tịch UBND  huyện tiếp thu tại Kỳ họp... .

Đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh; Được sự quan tâm của TW, của Tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự điều hành quyết liệt của UBND huyện, nhìn lạinăm 2018, huyện nhà đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nhiều, chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, nổi bật là tập trung xử lý đền bù sau sự cố môi trường biển, tập trung giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án, văn hóa xã hội - giáo dục có nhiều bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tập trung xử lý các vụ việc tại cơ sở, thấu đáo, không để xảy ra các điểm nóng. Ngoài các nhiệm vụ nêu trong báo cáo, đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh 1 số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đó là tập trung cao cho sản xuất nông nghiệp, chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh công tác thu ngân sách, giải quyết các vướng mắc trong việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 1980; tập trung cao cho công tác xây dựng nông thôn mới; cải cách hành chính; phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn toàn huyện./.

Thúy Nga, Anh Đức

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại