Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |   

Những lá phiếu kỳ vọng

  

01:28 17/02/2017

  (Baohatinh.vn) - Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và trách nhiệm công dân, cầm lá phiếu đi bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

(Baohatinh.vn) - Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và trách nhiệm công dân, cầm lá phiếu đi bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

    Cùng với cử tri cả nước, cử tri Hà Tĩnh cũng đang sát sao theo dõi công tác chuẩn bị bầu cử, tìm hiểu, nắm chắc về các ứng cử viên để sáng suốt lựa chọn, bỏ phiếu bầu những người đại diện xứng đáng vào cơ quan dân cử. Lá phiếu ấy được các cử tri gửi gắm trọn niềm tin.
    Cuộc bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì thế, việc bầu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, có đủ năng lực, điều kiện để thực hiện tốt trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó là yêu cầu hết sức quan trọng. Muốn có một Quốc hội, HĐND các cấp mạnh thì trước hết phải có những đại biểu đủ tâm, đủ tầm trí tuệ để bàn việc nước, việc dân. Muốn có những đại biểu tâm huyết, vì dân thì đầu tiên phải có nhiều ứng cử viên chất lượng để cử tri lựa chọn.
    Theo kết quả hiệp thương lần 3, Hà Tĩnh có 10 người ứng cử ĐBQH khóa XIV (chưa kể 3 người do Trung ương giới thiệu), 92 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016–2021 và 737 ứng cử viên đại biểu HĐND cấp huyện, 11.156 ứng cử viên đại biểu HĐND cấp xã. Trong đó, có 216 ứng cử viên trình độ trên đại học (ứng cử viên ĐBQH 6/10 người; ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh 50/92 người và 160 ứng cử viên đại biểu HĐND cấp huyện, xã). Nếu chỉ tính riêng ở địa phương, ngoài 216 ứng cử viên có trình độ trên đại học thì còn có 3.706 người trình độ đại học.
    Những con số  trên cho thấy, các gương mặt ứng cử viên ĐBQH, HĐND các cấp đều có trình độ học vấn cao. Đây là đội ngũ nòng cốt, nắm vai trò chủ chốt trong các cơ quan, tổ chức hành pháp tư pháp. Với cương vị hoạt động của mình, các đại biểu sẽ có nhiều đóng góp tích cực hơn cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, xứng đáng với lá phiếu kỳ vọng của cử tri tỉnh nhà.
    Bên cạnh đó, thành phần ứng cử viên với cơ cấu hợp lý cũng là một trong những nội dung được các hội nghị hiệp thương đặc biệt quan tâm. Và, qua 3 vòng hiệp thương, danh sách các ứng cử viên cho thấy, cử tri sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn để tìm ra người đủ đức, đủ tài bàn việc dân, việc nước; gửi gắm  niềm tin vào những người xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Đặc biệt, trong số đó có đến 492 người trình độ cử nhân, cao cấp chính trị. Với trình độ và chất lượng ứng cử viên như trên, cử tri tỉnh nhà hoàn toàn có thể kỳ vọng các ĐBQH, HĐND các cấp khóa mới đủ bản lĩnh, năng lực để đưa ra những quyết sách đúng đắn, thúc đẩy sự phát triển của địa phương, đất nước.
    Có thể thấy rằng, ĐBQH, HĐND các cấp là người đại biểu của nhân dân, đại diện cho tiếng nói của dân, tham gia bàn luận các vấn đề quan trọng của đất nước nên yêu cầu cần thiết là phải có trình độ cao, đủ tri thức thẩm định vấn đề đúng, sai, mới có tầm nhìn chiến lược. Việc các ứng cử viên có trình độ ngày càng cao là lẽ đương nhiên, phù hợp với sự phát triển chung, đáp ứng kỳ vọng của cử tri. Tuy nhiên, ĐBQH, HĐND các cấp phải là người đại diện cho tiếng nói nhân dân, phải thực sự lắng nghe ý kiến cử tri, là cầu nối giữa cử tri với Nhà nước. Đó chính là kỳ vọng, là niềm tin mà cử tri Hà Tĩnh gửi gắm tới các đại biểu qua lá phiếu của mình.
    Theo Báo Hà Tĩnh điện tử

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại