Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Chị Hòa đi lên từ làng nghề truyền thống.

  

22:15 18/04/2019

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê ven biển, từ bao đời nay, gắn với nghề đánh bắt và khai thác thủy hải sản, chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn Trung Tân, xã Kỳ Khang đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chế biến nước mắm. Ban đầu, chị Hòa chỉ đầu tư với quy mô nhỏ, chế biến nước mắm thủ công truyền thống. Dần dần, Chị được tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình chế biến nước mắm ở các địa phương. Được học tập được kinh nghiệm cùng với tiếp thu các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất chế biến, từ quy mô ban đầu nhỏ lẽ, dần dần chị Nguyễn Thị Hòa ở xã Kỳ Khang đã mở rộng mô hình theo quy mô lớn. Sau nhiều năm lăn lội với nghề chế biến nước mắm, đến nay, bình quân mỗi năm, gia đình chị đã chế biến hơn 15 -20 tấn cá các loại để làm nước mắm với nguyên liệu chủ yếu là cá cơm, cá tho, ve, nục, trọc than… Chị chia sẻ: “Muốn làm nước mắm ngon khâu đầu tiên là chọn nguyên liệu. Cá phải tươi, muối phải cất giữ qua nhiều năm thì khi làm nước mắm không bị chát và mặn. Sau khi xong phần trộn nguyên liệu sẽ cho vào các vại đã chuẩn bị sẵn, sau 10 - 15 ngày mở ra kiểm tra và trộn đều một lần nữa rồi để tới 5 - 6 tháng mới bắt đầu chắt mẻ nước mắm đầu tiên”.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê ven biển, từ bao đời nay, gắn với nghề đánh bắt và khai thác thủy hải sản, chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn Trung Tân, xã Kỳ Khang đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chế biến nước mắm. Ban đầu, chị Hòa chỉ đầu tư với quy mô nhỏ, chế biến nước mắm thủ công truyền thống. Dần dần, chị được tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình chế biến nước mắm ở các địa phương. Được học tập được kinh nghiệm cùng với tiếp thu các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong sản xuất chế biến, từ quy mô ban đầu nhỏ lẽ, dần dần chị Nguyễn Thị Hòa ở xã Kỳ Khang đã mở rộng mô hình theo quy mô lớn. Sau nhiều năm lăn lội với nghề chế biến nước mắm, đến nay, bình quân mỗi năm, gia đình chị đã chế biến hơn 15 -20 tấn cá các loại để làm nước mắm với nguyên liệu chủ yếu là cá cơm, cá tho, ve, nục, trọc than… Chị chia sẽ: “ Muốn làm nước mắm ngon khâu đầu tiên là chọn nguyên liệu. Cá phải tươi, muối phải cất giữ qua nhiều năm thì khi làm nước mắm không bị chát và mặn. Sau khi xong phần trộn nguyên liệu sẽ cho vào các vại đã chuẩn bị sẵn, sau 10 - 15 ngày mở ra kiểm tra và trộn đều một lần nữa rồi để tới 5 - 6 tháng mới bắt đầu chắt mẻ nước mắm đầu tiên ”.

Cơ sở chế biến nước mắm của chị Nguyễn Thị Hòa
...chị Hòa đang kiểm tra chất lượng nước mắm của mình

Làm giàu từ nghề chế biến nước mắm, chị Nguyễn Thị Hòa là một trong những mô hình điển hình trong phát triển kinh tế của xã Kỳ Khang. Hiện, chị Nguyễn Thị Hòa, đã thành lập HTX thu mua, chế biến thủy, hải sản Trung Hòa, mỗi năm chế biến hàng trăm tấn cá các loại, tạo việc làm cho 7 lao động, với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Từ mô hình chế biến nước mắm mà gia đình chị Hòa đã vươn lên khá giả. Nhờ đầu tư đúng hướng đến nay sản phẩm nước mắm của chị Nguyễn Thị Hòa đã có mặt ở thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo sự phát triển bền vững cho HTX chế biến nước mắm để từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước xây dựng nông thôn mới.

Để thương hiệu nước mắm Trung Hòa ngày càng được khẳng định, tìm được chổ đứng trên thị trường hàng tiêu dùng, trong thời gian tới, ngoài việc đầu tư, quy hoạch, sản xuất nước mắm tập trung đòi hỏi HTX cần sớm ứng dụng sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế so với các phương pháp chế biến truyền thống trước đây. Có như vậy, mới mở ra triển vọng bền vững cho HTX chế biến nước mắm ở vùng quê ven biển Kỳ Khang trong tương lai./.

Thuý Nga, Anh Đức

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại