Huyện Kỳ Anh kêu gọi vận động, ủng hộ Quỹ vì người nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 01.2025   |    Phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Thí sinh trúng tuyển vào viên chức Giáo dục   |    Kết quả xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 -2025   |   

Tăng cường công tác PCCC và CNCH các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng hóa trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư

  

10:33 05/01/2025

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu đề ra; nguyên vật liệu, hàng hóa tập trung về với số lượng lớn; nhu cầu nhu cầu sử dụng điện và các loại nguyên, vật liệu phục vụ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ… tăng cao. Thêm vào đó, đây là thời điểm đang là mùa hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí giảm mạnh, do vậy, làm tăng nguy cơ cháy, nổ, dễ xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Khu vực hiện trường xảy ra vụ cháy xưởng sản xuất viên nén tại Kỳ Phong, Kỳ Anh

Nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH, hạn chế đến mức thấp nhất nguyên nhân và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Công an tỉnh đề nghị chủ đầu tư hạ tầng, người đứng đầu các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, kho hàng hóa trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp và khu dân cư thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC và CNCH để chủ động phát hiện, khắc phục các yếu tố mất an toàn có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại cơ sở, trong đó tập trung kiểm tra các điều kiện an toàn về: đường, lối thoát nạn, yêu cầu ngăn cháy, chống cháy lan, hệ thống điện, máy móc, dây chuyền sản xuất, hệ thống, thiết bị PCCC. Quá trình kiểm tra, đặc biệt lưu ý đến an toàn trong quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, các chất dễ cháy, nổ; đối với các cơ sở kinh doanh, kho hàng hóa chú ý bố trí sắp xếp hàng hóa, vật tư bảo đảm các điều kiện thoát nạn và khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy…Định kỳ 6 tháng, báo cáo kết quả tự kiểm tra công tác PCCC và CNCH về cơ quan Công an quản lý trực tiếp.

Thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp, không để tích tụ các chất lỏng cháy, khí cháy, bụi cháy có nguy cơ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ (nhất là tại các trạm chiết nạp gas, cơ sở in, chế biến gỗ, dệt may…); dọn dẹp cỏ, rác, vật tư, hàng hóa dễ cháy xung quanh cơ sở, hạn chế nguy cơ cháy lan từ bên ngoài vào trong cơ sở và ngược lại. Định kỳ tiến hành kiểm định các hệ thống, đường ống áp lực nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn lao động.

Sắp xếp, bảo quản hàng hóa tại kho hàng (Ảnh. Sưu tầm)

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nội quy, quy định về an toàn PCCC và CNCH cho cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở. Thường xuyên kiện toàn lực lượng PCCC và CNCH cơ sở đảm bảo số lượng thành viên theo quy định, duy trì nghiêm túc chế độ thường trực trong và ngoài giờ làm việc, nhất là trong các dịp lễ, tết. Trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH cho lực lượng PCCC và CNCH đảm bảo theo Phụ lục II Thông tư số 55/2024/TT-BCA ngày 31/10/2024. Định kỳ hàng năm, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH bổ sung cho lực lượng PCCC và CNCH cơ sở.

3. Xây dựng và thường xuyên bổ sung, chỉnh lý nội dung phương án chữa cháy cơ sở. Tự tổ chức diễn tập các tình huống phương án chữa cháy, CNCH. Đồng thời, phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thực tập phương án chữa cháy và CNCH của cơ quan Công an nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa, kỹ năng phối hợp xử lý các sự cố cháy, nổ, tai nạn của lực lượng tại chỗ.

4. Trang bị và bố trí phương tiện PCCC và CNCH cho cơ sở đảm bảo định mức theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản phương tiện, hệ thống PCCC và CNCH theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an (có sổ theo dõi hoạt động của các loại phương tiện), đảm bảo khả năng hoạt động tốt, sẵn sàng chữa cháy và CNCH.

5. Chủ đầu tư các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trụ nước chữa cháy, kịp thời sữa chữa các trụ nước chữa cháy bị hỏng, đảm bảo nguồn nước phục vụ chữa cháy. Củng cố và duy trì hoạt động của Đội PCCC chuyên ngành, PCCC cơ sở; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội PCCC chuyên ngành, PCCC cơ sở. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc người đứng đầu cơ sở trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chấp hành các quy định về PCCC và CNCH.

Hoàng Giang - PCCC



Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại