TUYÊN TRUYỀN: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC SÁT NHẬP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC SÁT NHẬP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh-chính trị trật tự an toàn, xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc chia, tách đơn vị hành chính các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế. Nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy mô nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế-xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển kinh tế-xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Hà Tĩnh là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập quy hoạch dài hạn, kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bị phân tán.
Việc tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp dẫn đến tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương tăng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là ở cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế-xã hội; ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy ngày càng lớn; đại đa số các đơn vị cấp xã thu ngân sách tại địa phương không đủ cân đối chi thường xuyên, chủ yếu cấp trên phải hỗ trợ...
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, việc tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ở Hà Tĩnh là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển; bảo đảm hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Theo nghị quyết của Trung ương thì Hà Tĩnh là đơn vị có số lượng đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập lớn (thứ 2 cả nước) và Phương án tổng thể sắp xếp các Đơn vị hành chính (ĐVHC) trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021 như sau:
1. Số lượng các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp theo quy định tại Nghị định số 653/2019/NĐ-UBNTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
- Cấp huyện 1/13 đơn vị (Thị xã Hồng Lĩnh)
- Cấp xã: 63/262 đơn vị
2. Số lượng các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp có phương án sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021:
- Cấp huyện: không
- Cấp xã: 51/63 xã
3. Tổng số ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp:
Tổng ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh: 80 đơn vị đạt 127% so với xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp (trong đó có 51/63 xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, 19 xã liên quan và 10 xã khuyến khích sắp xếp), giảm 46 xã, hình thành 34 xã mới, trong đó có:
- 19 xã mới bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 653/2019/NĐ-UBNTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ( trong đó có 12 xã được hình thành từ việc sắp xếp 03 xã; 07 xã được hình thành từ việc sắp xếp 02 xã.)
- 15 xã mới chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định 653/2019/NĐ-UBNTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (trong đó có 12 xã có lịch sữ trước đây là 01 xã)
4. Số lượng các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp:
- ĐVHC cấp huyện :13
- ĐVHC cấp xã: 216 xã (giảm 46 xã)
Kính đề nghị bà con nhân dân nắm bắt được chủ trương của việc sáp nhập là vì mục đích phát triển chung của đất nước, rất mong nhận được sự đồng thuận của chúng ta để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Thêm nhận xét mới