Lấy ý kiến của cán bộ và Nhân dân về Biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Cỡ chữ
Ngày đăng: 23:34 23/11/2021
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh xin ý kiến của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện, nhằm lựa chọn được tác phẩm xuất sắc để làm biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Căn cứ Kế hoạch số 1178/KH-UBND ngày 17/8/2021 của UBND huyện Kỳ Anh về việc tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh;
Căn cứ Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh số 1179/TL-UBND ngày 17/8/2021 của UBND huyện Kỳ Anh;
Căn cứ Quyết định số 5585/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2021 của UBND huyện Kỳ Anh về việc thành lập Ban giám khảo Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh;
Căn cứ kết quả đánh giá, lựa cho biểu trưng (Logo) của Ban giám khảo Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh ngày 21/11/2021;
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh xin ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện cho 4 tác phẩm sau:
Biểu trưng (Logo): 01
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Với tiềm năng, lợi thế, cùng với các điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, Huyện Kỳ Anh hội tụ đủ điều kiện để phát triển trở thành một Huyện tiên phong về công nghệ, kinh tế, dịch vụ, du lịch văn minh, hiện đại. Cấu trúc biểu trưng chuyển động theo thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tồn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp.
Chim Lạc - loài chim biểu tượng của sự may mắn sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn và thách thức. Cánh chim mang ý nghĩa “Đất lành chim đậu” Hình ảnh được thiết kế hòa quyện vào nhau tạo nên một bố cục vững chắc cho logo, thân chim chuyển mình như một cổng chào thể hiện Huyện Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển và chào đón các nhà đầu tư...
VINH QUANG TỔ QUỐC VIỆT NAM
Ngôi sao tỏa sáng như hồn thiêng Tổ quốc. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Kỳ Anh trên bước đường phát triển, vươn tới và hội nhập.
PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Toà nhà cao tầng mang dáng dấp của đô thị, nhằm thể hiện một Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển, mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và tương lai....
DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ
Trung tâm logo là di tích lịch sử Quốc gia – Đền Phương Giai là nơi thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, đỗ Nhị giáp Tiến sỹ và được bổ nhiệm làm quan đời Mạc Phúc Nguyên (1547), Nơi đây là cơ sở hoạt động cách mạng, nơi tổ chức Hội nghị thành lập Đảng bộ Kỳ Anh tháng 6/1930. Đền Phương Giai đã được giữ gìn và trở thành “địa chỉ đỏ”, là niềm tự hào, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cũng là một địa chỉ linh thiêng mà Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh luôn tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông.. Nơi đây là một địa điểm dành cho du khách để có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn hóa và lịch sử của nước ta. Khi đến thăm quan du khách sẽ có thể tìm được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của ngôi đền này.
RỪNG VÀNG, BIỂN BẠC - SÔNG NGỌC, NÚI NGÀ
Những ngọn núi và bãi biển hiện hữu trong logo mang ý nghĩa với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và đa dạng, NÚI - ĐỒNG BẰNG - SÔNG NGÒI - BỜ BIỂN và truyền thống văn hóa, lễ hội lâu đời. Nhắc đến trầm tích văn hóa miền hạ lưu Kỳ Anh, chúng ta không thể quên vẻ đẹp dãy núi Hoành Sơn - Bàn Độ - Cao Vọng. Dãy núi thiêng giấu trong lòng bao pho sử thi huyền thoại mà con người càng khám phá, càng ngưỡng mộ.
VĂN HÓA - LỄ HỘI
Tính độc đáo trong logo là điểm nhấn của cây đàn Nguyệt, một nhạc cụ trong nghệ thuật dân ca ví, giặm. Dân ca ví, giặm đã trở thành bản sắc của vùng đất này. Những làn điệu Ví, Giặm giản dị, mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha đã tạo nên một loại ngôn ngữ riêng phản ánh đời sống nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc của người dân nơi đây, thể hiện khả năng sáng tạo kỳ diệu của họ, toát lên tâm hồn, cốt cách con người Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, tiếp tục được trao truyền và tồn tại bền bỉ trong đời sống đương đại. “Nghệ thuật dân ca ví, giặm ” chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể và giá trị nhân văn sâu sắc.....
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Bông lúa mang ý nghĩa về phát triển nông nghiệp và là hình ảnh chung những cánh đồng ruộng lúa với sản vật gạo thơm ở Kỳ Anh và hợp tác xã thực phẩm sạch của bà con nông dân góp phần xây dựng Nông thôn mới trong Huyện ngày càng giàu đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.... Hình ảnh gợn sóng phía dưới như để biểu thị hình tượng biển trải dài theo địa phận Huyện Kỳ Anh, phong cách cách điệu này cũng có sự gắn kết đến hình ảnh dòng sông. Sông và Biển ở nơi đây trở thành yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch của mảnh đất này.
Logo dùng Màu xanh là màu của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, màu xanh tượng trưng cho cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng và tương lai tươi sáng, rạng ngời.
Thiết kế độc đáo, ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện.
Biểu trưng (Logo): 02
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Là một huyện hội tụ nhiều tiềm năng to lớn để phát triển phồn vinh, giàu đẹp, Kỳ Anh đang vươn mình mạnh mẽ phát triển năng động và bền vững. Tổng thể logo được xây dựng với sự liên kết chặt chẽ của hình tượng núi non, sông biển - là những hình ảnh gắng bó sâu đậm với vùng đất Kỳ Anh đậm đà bản sắc dân tộc.
Hiện lên ở vị trí trọng tâm logo, đền Phương Giai là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia thờ Ngài Hoàng giáp Dương Trí Tri, một vị quan có tài và nhiều công lao to lớn với vùng đất Kỳ Anh. Chính tại nơi đây được chọn làm địa điểm họp Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Kỳ Anh, trở thành một di tích vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa cách mạng.
Liên kết của 3 khối núi trong logo diễn đạt hình tượng dãy Hoành Sơn kỳ vỹ thể hiện đặc thù địa hình có nhiều núi non của huyện Kỳ Anh, dáng cong của khối núi thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên đất trời Kỳ Anh, tái hiện hình tượng thân thương đã đi sâu vào tiềm thức nhân dân huyện Kỳ Anh. Bố cục liên kết chặc chẽ của 3 khối núi tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trường kỳ của nhân dân huyện Kỳ Anh.
Logo lấy cảm hứng từ đường nét, hình tượng đoá hoa Sen đang bung nở, loài Quốc hoa mang vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao của nước Việt Nam, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về nét đẹp trong tâm hồn, khí chất, bản lĩnh người Kỳ Anh không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đưa nền kinh tế huyện lên tầm cao mới vinh quang, giàu mạnh. Ngôi sao cách mạng toả sáng tượng trưng cho định hướng lâu dài của Lãnh đạo và nhân dân huyện Kỳ Anh cùng nhau hướng về Tổ quốc thân yêu trong tiếng gọi đầy tự hào.
Những nét đồ hoạ uốn lượn mềm mại phần phía dưới logo chỉ thị hình ảnh của dòng sông Nhà Lê chảy qua địa bàn huyện, với những nguồn lợi to lớn mà sông Nhà Lê mang lại đã giúp nền Nông nghiệp huyện Kỳ Anh phát triển vững mạnh, hiện đại, tiên tiến. Trong ý nghĩa tượng trưng, những nét cong đồ hoạ này giúp chúng ta liên tưởng đến hình ảnh đậm chất thơ của bờ biển Kỳ Xuân, phảng phất hình tượng Đảo Én xinh đẹp – một trong những thắng cảnh thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng.
Hình tượng cánh chim tung bay trên bầu trời tự do tượng trưng cho sự thanh bình, khát khao vươn lên mãnh liệt, niềm tự hào của nhân dân Kỳ Anh về miền đất văn hoá ngàn năm, bình yên như câu tục ngữ “đất lành chim đậu”. Hình tượng Chim Lạc còn thể hiện cho sự hiếu học, biểu tượng của mảnh đất khoa bảng, trạng nguyên.
Biểu tượng bánh xe Công nghiệp và bông lúa được bố trí theo hướng chuyển mình vươn lên thể hiện cho khát vọng đưa nền kinh tế Công nghiệp, Dịch vụ của huyện Kỳ Anh phát triển lên tầm cao mới, mang lại sự phồn vinh, bộ mặt đô thị Kỳ Anh văn minh, hiện đại. Bông lúa là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện sự gắn kết giữa truyền thống, nguồn cội và hiện đại.
Biểu trưng (Logo): 03
Thuyết minh biểu trưng (logo)
Logo là sự hòa quyện hình - nền với điểm nhấn là hai chữ KA được cách điệu từ tên Kỳ Anh thành một bố cục chặt chẽ và uyển chuyển.
Hình chú chim bồ câu sải cánh vươn cao trên dãy Hoành Sơn hùng vĩ tượng trưng cho sự an bình, thịnh vượng của vùng đất lành chim đậu, với ngụ ý nơi đây là điểm hội tụ, gặp gỡ, đầu tư và phát triển, thể hiện khí thế vươn lên của vùng đất hiền hòa và năng động. Ba ngọn núi còn tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn.
Di tích đền Phương Giai là một di tích quan trọng của huyện, đây là hình ảnh thể hiện truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng của miền đất địa linh nhân kiệt. Đền Phương Giai ngoài giá trị văn hóa tâm linh, còn là một địa chỉ đỏ, đây là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh và là trụ sở chính của Huyện ủy Kỳ Anh trong phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh.
Hình ảnh con tàu lướt sóng vươn ra biển lớn tượng trưng cho sự giao thương, vận động và tiềm năng phát triển vô tận của huyện Kỳ Anh về kinh tế biển - Một thế mạnh phát triển của huyện.
Tổng thể logo là một khối thống nhất, nằm gọn theo vòng tròn biểu tượng của sự viên mãn, trọn vẹn. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Kỳ Anh trên bước đường phát triển và vươn tới.
Biểu trưng (Logo): 04
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Logo được thể hiện bởi hai chữ KA (viết tắt của chữ Kỳ Anh) gắn kết với nhau tạo thành hình tròn vận động, tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn, nhất là chuyển tải các đặc trưng, thế mạnh: lịch sử, kinh tế, văn hóa, địa lý... của huyện Kỳ Anh.
Hình ảnh chữ A mang hình cánh buồm căng gió vươn khơi, thể hiện sự thanh bình và phát triển, hướng tới tương lai tươi sáng của mãnh đất Kỳ Anh đang hồi sinh sau chiến tranh. Lồng vào di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đền Phương Giai nơi thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh, Đền Phương Giai không chỉ giá trị lịch sử cách mạng mà còn về tâm linh, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Phía trên là Ngôi sao năm cánh tỏa sáng như sự dẫn đường của Đảng và Nhà nước, biểu tượng cho tinh thần truyền thống cách mạng của vùng đất anh hùng.
Hình ảnh chữ K thể hiện chú Chim tung cánh thể hiện Kỳ Anh đất lành chim đậu, như gọi mời các nhà đầu tư trong tương lai. Cánh chim trên là dải Hoành Sơn nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp (chè Kỳ Trung), cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phía dưới là tiềm năng du lịch và kinh tế biển, biển Kỳ Xuân, Kỳ Khang và Kỳ Phú nằm bên núi non hùng vỹ với vẻ đẹp hoang sơ thu hút du lịch và là một trong năm Khu kinh tế trọng điểm ven biển, cũng như phục vụ tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy sản…được thể hiện bằng hình ảnh con Tàu vượt sóng vươn ra biển lớn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu và hội nhập... Con tàu là hình ảnh gần gũi, gợi nhiều cảm xúc với người dân . Mũi Tàu hướng về phía trước mang ý nghĩa cùng chung mục tiêu, thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết chung sức chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm nỗ lực xây dựng quê hương Kỳ Anh thêm giàu đẹp.
Logo sử dụng màu đỏ thể hiện mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, màu của sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn đoàn kết chung tay xây dựng huyện phát triển. Logo thiết kế ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thi công trên mọi chất liệu, các phương tiện.
Trên đây là 4 tác phẩm Ban tổ chức đã lựa chọn đăng tải lên Công thông tin điện tử huyện để xin ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân, mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh trước ngày 05/12/2021 (qua Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Kỳ Anh; địa chỉ : Thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Email: trungtamvanhoaka@gmail.comhoặc manhvhttka@gmail.com; số điện thoại liên hệ 0915513333 - Ông Nguyễn Văn Mạnh, phó Trưởng ban trực Ban tổ chức).
Xin trân trọng cảm ơn./.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
SÁNG TÁC BIỂU TRƯNG (LOGO) HUYỆN KỲ ANH
Căn cứ Kế hoạch số 1178/KH-UBND ngày 17/8/2021 của UBND huyện Kỳ Anh về việc tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh;
Căn cứ Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh số 1179/TL-UBND ngày 17/8/2021 của UBND huyện Kỳ Anh;
Căn cứ Quyết định số 5585/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2021 của UBND huyện Kỳ Anh về việc thành lập Ban giám khảo Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh;
Căn cứ kết quả đánh giá, lựa cho biểu trưng (Logo) của Ban giám khảo Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh ngày 21/11/2021;
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh xin ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện cho 4 tác phẩm sau:
Biểu trưng (Logo): 01
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Với tiềm năng, lợi thế, cùng với các điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, Huyện Kỳ Anh hội tụ đủ điều kiện để phát triển trở thành một Huyện tiên phong về công nghệ, kinh tế, dịch vụ, du lịch văn minh, hiện đại. Cấu trúc biểu trưng chuyển động theo thể thống nhất, bố cục là hình tròn thể hiện sự phát triển năng động, bền vững và trường tồn như được gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp.
Chim Lạc - loài chim biểu tượng của sự may mắn sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn và thách thức. Cánh chim mang ý nghĩa “Đất lành chim đậu” Hình ảnh được thiết kế hòa quyện vào nhau tạo nên một bố cục vững chắc cho logo, thân chim chuyển mình như một cổng chào thể hiện Huyện Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển và chào đón các nhà đầu tư...
VINH QUANG TỔ QUỐC VIỆT NAM
Ngôi sao tỏa sáng như hồn thiêng Tổ quốc. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Kỳ Anh trên bước đường phát triển, vươn tới và hội nhập.
PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Toà nhà cao tầng mang dáng dấp của đô thị, nhằm thể hiện một Kỳ Anh đang chuyển mình phát triển, mảnh đất đang vươn lên hội lưu cùng thời đại bằng sự kết tinh, lắng đọng của quá khứ, sức sống mãnh liệt của hiện tại và tương lai....
DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ
Trung tâm logo là di tích lịch sử Quốc gia – Đền Phương Giai là nơi thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, đỗ Nhị giáp Tiến sỹ và được bổ nhiệm làm quan đời Mạc Phúc Nguyên (1547), Nơi đây là cơ sở hoạt động cách mạng, nơi tổ chức Hội nghị thành lập Đảng bộ Kỳ Anh tháng 6/1930. Đền Phương Giai đã được giữ gìn và trở thành “địa chỉ đỏ”, là niềm tự hào, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cũng là một địa chỉ linh thiêng mà Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh luôn tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông.. Nơi đây là một địa điểm dành cho du khách để có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn hóa và lịch sử của nước ta. Khi đến thăm quan du khách sẽ có thể tìm được không gian yên tĩnh, thanh tịnh của ngôi đền này.
RỪNG VÀNG, BIỂN BẠC - SÔNG NGỌC, NÚI NGÀ
Những ngọn núi và bãi biển hiện hữu trong logo mang ý nghĩa với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và đa dạng, NÚI - ĐỒNG BẰNG - SÔNG NGÒI - BỜ BIỂN và truyền thống văn hóa, lễ hội lâu đời. Nhắc đến trầm tích văn hóa miền hạ lưu Kỳ Anh, chúng ta không thể quên vẻ đẹp dãy núi Hoành Sơn - Bàn Độ - Cao Vọng. Dãy núi thiêng giấu trong lòng bao pho sử thi huyền thoại mà con người càng khám phá, càng ngưỡng mộ.
VĂN HÓA - LỄ HỘI
Tính độc đáo trong logo là điểm nhấn của cây đàn Nguyệt, một nhạc cụ trong nghệ thuật dân ca ví, giặm. Dân ca ví, giặm đã trở thành bản sắc của vùng đất này. Những làn điệu Ví, Giặm giản dị, mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha đã tạo nên một loại ngôn ngữ riêng phản ánh đời sống nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc của người dân nơi đây, thể hiện khả năng sáng tạo kỳ diệu của họ, toát lên tâm hồn, cốt cách con người Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo này vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, tiếp tục được trao truyền và tồn tại bền bỉ trong đời sống đương đại. “Nghệ thuật dân ca ví, giặm ” chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể và giá trị nhân văn sâu sắc.....
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Bông lúa mang ý nghĩa về phát triển nông nghiệp và là hình ảnh chung những cánh đồng ruộng lúa với sản vật gạo thơm ở Kỳ Anh và hợp tác xã thực phẩm sạch của bà con nông dân góp phần xây dựng Nông thôn mới trong Huyện ngày càng giàu đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.... Hình ảnh gợn sóng phía dưới như để biểu thị hình tượng biển trải dài theo địa phận Huyện Kỳ Anh, phong cách cách điệu này cũng có sự gắn kết đến hình ảnh dòng sông. Sông và Biển ở nơi đây trở thành yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch của mảnh đất này.
Logo dùng Màu xanh là màu của tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, màu xanh tượng trưng cho cuộc sống phồn vinh, thịnh vượng và tương lai tươi sáng, rạng ngời.
Thiết kế độc đáo, ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên mọi chất liệu, phương tiện.
Biểu trưng (Logo): 02
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Là một huyện hội tụ nhiều tiềm năng to lớn để phát triển phồn vinh, giàu đẹp, Kỳ Anh đang vươn mình mạnh mẽ phát triển năng động và bền vững. Tổng thể logo được xây dựng với sự liên kết chặt chẽ của hình tượng núi non, sông biển - là những hình ảnh gắng bó sâu đậm với vùng đất Kỳ Anh đậm đà bản sắc dân tộc.
Hiện lên ở vị trí trọng tâm logo, đền Phương Giai là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia thờ Ngài Hoàng giáp Dương Trí Tri, một vị quan có tài và nhiều công lao to lớn với vùng đất Kỳ Anh. Chính tại nơi đây được chọn làm địa điểm họp Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản huyện Kỳ Anh, trở thành một di tích vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa cách mạng.
Liên kết của 3 khối núi trong logo diễn đạt hình tượng dãy Hoành Sơn kỳ vỹ thể hiện đặc thù địa hình có nhiều núi non của huyện Kỳ Anh, dáng cong của khối núi thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên đất trời Kỳ Anh, tái hiện hình tượng thân thương đã đi sâu vào tiềm thức nhân dân huyện Kỳ Anh. Bố cục liên kết chặc chẽ của 3 khối núi tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trường kỳ của nhân dân huyện Kỳ Anh.
Logo lấy cảm hứng từ đường nét, hình tượng đoá hoa Sen đang bung nở, loài Quốc hoa mang vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao của nước Việt Nam, ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc về nét đẹp trong tâm hồn, khí chất, bản lĩnh người Kỳ Anh không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đưa nền kinh tế huyện lên tầm cao mới vinh quang, giàu mạnh. Ngôi sao cách mạng toả sáng tượng trưng cho định hướng lâu dài của Lãnh đạo và nhân dân huyện Kỳ Anh cùng nhau hướng về Tổ quốc thân yêu trong tiếng gọi đầy tự hào.
Những nét đồ hoạ uốn lượn mềm mại phần phía dưới logo chỉ thị hình ảnh của dòng sông Nhà Lê chảy qua địa bàn huyện, với những nguồn lợi to lớn mà sông Nhà Lê mang lại đã giúp nền Nông nghiệp huyện Kỳ Anh phát triển vững mạnh, hiện đại, tiên tiến. Trong ý nghĩa tượng trưng, những nét cong đồ hoạ này giúp chúng ta liên tưởng đến hình ảnh đậm chất thơ của bờ biển Kỳ Xuân, phảng phất hình tượng Đảo Én xinh đẹp – một trong những thắng cảnh thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng.
Hình tượng cánh chim tung bay trên bầu trời tự do tượng trưng cho sự thanh bình, khát khao vươn lên mãnh liệt, niềm tự hào của nhân dân Kỳ Anh về miền đất văn hoá ngàn năm, bình yên như câu tục ngữ “đất lành chim đậu”. Hình tượng Chim Lạc còn thể hiện cho sự hiếu học, biểu tượng của mảnh đất khoa bảng, trạng nguyên.
Biểu tượng bánh xe Công nghiệp và bông lúa được bố trí theo hướng chuyển mình vươn lên thể hiện cho khát vọng đưa nền kinh tế Công nghiệp, Dịch vụ của huyện Kỳ Anh phát triển lên tầm cao mới, mang lại sự phồn vinh, bộ mặt đô thị Kỳ Anh văn minh, hiện đại. Bông lúa là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện sự gắn kết giữa truyền thống, nguồn cội và hiện đại.
Biểu trưng (Logo): 03
Thuyết minh biểu trưng (logo)
Logo là sự hòa quyện hình - nền với điểm nhấn là hai chữ KA được cách điệu từ tên Kỳ Anh thành một bố cục chặt chẽ và uyển chuyển.
Hình chú chim bồ câu sải cánh vươn cao trên dãy Hoành Sơn hùng vĩ tượng trưng cho sự an bình, thịnh vượng của vùng đất lành chim đậu, với ngụ ý nơi đây là điểm hội tụ, gặp gỡ, đầu tư và phát triển, thể hiện khí thế vươn lên của vùng đất hiền hòa và năng động. Ba ngọn núi còn tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn.
Di tích đền Phương Giai là một di tích quan trọng của huyện, đây là hình ảnh thể hiện truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng của miền đất địa linh nhân kiệt. Đền Phương Giai ngoài giá trị văn hóa tâm linh, còn là một địa chỉ đỏ, đây là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh và là trụ sở chính của Huyện ủy Kỳ Anh trong phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh.
Hình ảnh con tàu lướt sóng vươn ra biển lớn tượng trưng cho sự giao thương, vận động và tiềm năng phát triển vô tận của huyện Kỳ Anh về kinh tế biển - Một thế mạnh phát triển của huyện.
Tổng thể logo là một khối thống nhất, nằm gọn theo vòng tròn biểu tượng của sự viên mãn, trọn vẹn. Ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ánh sáng đường lối của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Kỳ Anh trên bước đường phát triển và vươn tới.
Biểu trưng (Logo): 04
Thuyết minh biểu trưng (Logo)
Logo được thể hiện bởi hai chữ KA (viết tắt của chữ Kỳ Anh) gắn kết với nhau tạo thành hình tròn vận động, tượng trưng cho sự phát triển bền vững và trường tồn, nhất là chuyển tải các đặc trưng, thế mạnh: lịch sử, kinh tế, văn hóa, địa lý... của huyện Kỳ Anh.
Hình ảnh chữ A mang hình cánh buồm căng gió vươn khơi, thể hiện sự thanh bình và phát triển, hướng tới tương lai tươi sáng của mãnh đất Kỳ Anh đang hồi sinh sau chiến tranh. Lồng vào di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đền Phương Giai nơi thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh, Đền Phương Giai không chỉ giá trị lịch sử cách mạng mà còn về tâm linh, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Phía trên là Ngôi sao năm cánh tỏa sáng như sự dẫn đường của Đảng và Nhà nước, biểu tượng cho tinh thần truyền thống cách mạng của vùng đất anh hùng.
Hình ảnh chữ K thể hiện chú Chim tung cánh thể hiện Kỳ Anh đất lành chim đậu, như gọi mời các nhà đầu tư trong tương lai. Cánh chim trên là dải Hoành Sơn nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp (chè Kỳ Trung), cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phía dưới là tiềm năng du lịch và kinh tế biển, biển Kỳ Xuân, Kỳ Khang và Kỳ Phú nằm bên núi non hùng vỹ với vẻ đẹp hoang sơ thu hút du lịch và là một trong năm Khu kinh tế trọng điểm ven biển, cũng như phục vụ tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy sản…được thể hiện bằng hình ảnh con Tàu vượt sóng vươn ra biển lớn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giao lưu và hội nhập... Con tàu là hình ảnh gần gũi, gợi nhiều cảm xúc với người dân . Mũi Tàu hướng về phía trước mang ý nghĩa cùng chung mục tiêu, thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết chung sức chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm nỗ lực xây dựng quê hương Kỳ Anh thêm giàu đẹp.
Logo sử dụng màu đỏ thể hiện mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, màu của sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong huyện luôn đoàn kết chung tay xây dựng huyện phát triển. Logo thiết kế ấn tượng, mang tính biểu cảm cao, dễ nhận biết, dễ thi công trên mọi chất liệu, các phương tiện.
Trên đây là 4 tác phẩm Ban tổ chức đã lựa chọn đăng tải lên Công thông tin điện tử huyện để xin ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân, mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Kỳ Anh
trước ngày 05/12/2021
(qua
Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Kỳ Anh; địa chỉ : Thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Email:
trungtamvanhoaka@gmail.com
hoặc
manhvhttka@gmail.com
; số điện thoại liên hệ 0915513333 - Ông Nguyễn Văn Mạnh, phó Trưởng ban trực Ban tổ chức).
Xin trân trọng cảm ơn./.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
SÁNG TÁC BIỂU TRƯNG (LOGO) HUYỆN KỲ ANH
Thêm nhận xét mới