Đoàn Công tác của huyện Kỳ Anh tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế tại các tỉnh phía Bắc
Trong khuôn khổ chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Đoàn Công tác huyện Kỳ Anh do đồng chí Pham Văn Dũng, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn có chuyến tham quan học tập mô hình trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh phía bắc. Cùng đi có đồng chí Dương Thị Vân Anh, UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện, đại diện số phòng, ngành và 12 chủ mô hình kinh tế tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Đoàn đã đến tham quan tại Viện rau quả Trung ương, tại đây, đoàn được Tiến sĩ Vũ Việt Hưng, Trưởng bộ môn Cây ăn quả giới thiệu về kỹ thuật tạo bộ khung tán cho một số cây ăn quả theo ý muốn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản như: tiến hành cắt bỏ những cành mọc chéo, cành quá cao, kỹ thuật vít cành,… thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch. Việc cắt tỉa cành hàng năm thường được tiến hành sau mỗi vụ thu hoach để tạo bộ tán mới cho cây, khống chế bộ tán của cây ổn định hàng năm. Đây là nơi nghiên cứu chọn tạo giống mới và công nghệ nhân giống cây ăn quả, thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác sử dụng nguồn gen cây ăn quả nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây ăn quả vào sản xuất. Tại vườn đang lưu giữ các giống vải, nhãn, bưởi, chuối, xoài, dứa, đu đủ, thanh long,…
Đoàn đã đến mô hình trồng các loại cây ăn quả của ông Hồng Cảnh,ở xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Với diện tích 20 ha nhưng do địa hình thấp trũng, ngập úng vào mùa mưa, sản xuất khó khăn bị bỏ hoang nhiều năm. Gia đình ông đã thuê lạo động cải tạo bằng cách đào mương thoát nước bồi thêm luống cao để trồng cây nhãn, cam vinh, bưởi diễn… kết hợp nuôi cá mỗi năm cho thu nhập 320 triệu/ha.
Tiếp đến đoàn đã đến thăm mô hình của Anh Thúc thôn Quảng Uyên, xã Ninh Châu, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Tại đây đoàn được giới thiệu về một số kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Đường cát.
Đoàn đã đến tham quan cánh đồng trồng cây ăn quả xen cây dược liệu tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh hưng yên Hưng Yên. Đoàn đã được giới thiệu về trồng xen cây địa liền, tam thất dưới tán cây táo, cam, quất. Đây là mô hình tận dụng tốt hệ số sử dụng đất, chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đoàn cũng tham quan vườn trồng cây chanh bon sai mang lại giá trị kinh tế cao, với diện tích hơn 2000m 2 trồng 1700 gốc mỗi gốc có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.Tiếp đến là tham quan mô hình nuôi gà đông tảo của Anh Lê Hồng Cuông tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Đây là gia đình được cục sở hữu trí tuệ công nhận bản quyền gà Đông Tảo và đang là nơi lưu giữ nguồn gen cho Bộ Nông nghiệp và PTNT. Với quy mô 300 gà ông bà, bố mẹ, 1.000 con gà thương phẩm và lò ấp 1,2 vạn trứng đã mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Tiếp đến đoàn đã về thăm vườn Na của gia đình anh Nguyễn Văn Long, tại xã Việt Dân thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Tại đây đoàn đã tham quan vườn Na với hơn 20 năm tuổi, với diện tích 01 ha mỗi năm cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Đoàn đã được giới thiệu về kỹ thuật trồng Na, kỹ thuật cắt tỉa cành nhằm mục đích ép vụ và kỹ thuật thụ phấn nhân tạo làm tăng tỷ lệ đậu quả lên đến 80%. Và thăm mô hình vườn trồng các loại cây Thanh long, quất, chuối, cam V2 với diện tích trên 01 ha mỗi năm cho thu hoạch 1 tỷ đồng của gia đình anh Tư. Ở đây các hộ trồng na theo quy trình kỹ thuật, nên cây Na phát triển tốt, cho năng suất cao.
Qua chuyến tham quan thực tế, là dịp để các chủ mô hình điều kiện học tập kinh nghiệm, cách làm hay từ các tỉnh bạn, quan trọng hơn là làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ đó chắt lọc những tiến bộ phù hợp với địa phương mình để giúp người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, nắm bắt được kỹ thuật cắt tỉa cành nhằm khống chế tạo bộ khung tán theo ý muốn, ổn định hàng năm để dễ dàng áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là đối với thực tế ở huyện Kỳ Anh còn mang ý nghĩa trong việc phòng chống đổ ngả cho cây trong mùa mưa bão; Kỹ thuật đào rãnh đắp bờ cải tạo những vùng đất thấp để trồng cây ăn quả vừa chống được ngập trong mùa mưa và có nước tưới trong mùa khô; Dựa vào đặc tính của từng loại cây trông có thể trồng xen nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, vừa chống xói mòn trong mùa mưa và giữ ẩm trong mùa khô cho cây trồng chính, hạn chế cỏ dại; Đối với cây ăn quả việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh thời vụ, tăng số vụ trong năm, tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả từ đó tăng năng suất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Sau chuyến tham quan, học tập này, thời gian tới, huyện Kỳ Anh sẽ phối hợp với Viện Rau quả trung ương tổ chức tập huấn, trang bị cho cán bộ kỹ thuật và nông dân những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như hướng dẫn những kỹ thuật sản xuất, canh tác mới nhất, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; Khảo sát hiện trạng vườn hộ tại địa phương để xây dựng quy hoạch các loại cây trồng phù hợp với từng địa phương; Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng một số mô hình mẫu từ các hộ được đi tham quan học tập kinh nghiệm từ đó nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế. Trong đó, thực hiện thí điểm tại xã Kỳ Tiến mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả. Triển khai hỗ trợ xây dựng một mô hình mẫu trồng cây ăn quả tại xã Kỳ Sơn và thành lập tổ công tác tư vẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân xây dựng mô hình phát triển kinh trên địa bàn huyện. Thực tế đã chứng minh, cây có múi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các xã miền núi, huyện Kỳ Anh.
Thêm nhận xét mới