Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ với chương trình “ Thơ ca kháng chiến” sức sống trường tồn cùng thời gian.

  

01:24 17/02/2017

  Hòa chung trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016) và hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014), sáng ngày 19/12, Trường THPT Nguyễn Huệ ( huyện Kỳ Anh) đã chức chương trình “ Thơ ca kháng chiến”. Tham dự chương trình có Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn bộ cán bộ giáo viên và các em học sinh.

Hòa chung trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016) và hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014), sáng ngày 19/12, Trường THPT Nguyễn Huệ ( huyện Kỳ Anh) đã chức chương trình “ Thơ ca kháng chiến”. Tham dự chương trình có Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn bộ cán bộ giáo viên và các em học sinh.

    Mở đầu của chương trình “ Thơ ca kháng chiến” do Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ ( huyện Kỳ Anh)  tổ chức được mở đầu bằng những câu thơ, làm lay động lòng người nếu ai đã từng đọc bài thơ “ Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng.

    “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

    Quân xanh màu lá giữ oai hùng.

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

    Sân khấu hóa chương trình " Thơ ca kháng chiến"

    nhằm giáo dục lòng yêu nước cho các em học sinh ở Trường THPT Nguyện Huệ ( huyện Kỳ Anh).

    Không thể tính được những hy sinh mất mát mà các anh phải trải qua và chịu đựng:

    Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.

    Máu trộn bùn non.

    Gan không núng.

    Chí không mòn.

    Những đồng chí thân chôn làm giá súng.

    Đầu bịt lỗ chân mai.

    Băng mình qua núi thép gai.ào ào vũ bão”. ( Hoan hô chiến sỹ Điện Biên – Tố Hữu ).

    Những cô gái, những chàng trai trong những năm chiến tranh đã hiến trọn đời cho Tổ Quốc.

    Để cho Tổ quốc, cho giang sơn thu về một mối.

    Chính nguồn gốc sức mạnh để giúp các anh vượt lên tất cả là lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc cháy bỏng. Đây cũng là đề tài để nhiều nhà thơ, nhà văn khai thác những khía cạnh gian khổ trong những năm kháng chiến để viết nên những bài thơ luôn đi cùng năm tháng. Bởi không có chiến tranh nào không mất mát, không đau thương song tình yêu  quê hương, đất nước đã giúp con người vượt qua mất mát đau thương để giành quyền độc lập tự do cho tổ quốc. Trước sự hy sinh của người đồng đội, đau thương chút lên đầu ngọn súng, chỉ còn một sự trả thù cao cả: Tình yêu thương của người chiến sỹ là tình yêu lớn. Trong đó riêng, chung kết hợp hài hòa. Tâm tư, lý tưởng giản dị mà sâu sắc:

    Con ra tiền tuyến xa xôi.

    Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền ”. ( Bầm ơi – Tố Hữu).

    Con đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn – Nơi đế quốc Mỹ chút xuống không biết bao nhiêu tấn bom đạn và chất độc hóa học, lại là con đường gắn bó máu thịt với các anh bộ đội lái xe. Bom đạn kẻ thù, đã làm cho những chiếc xe bị phá hủy đến trơ trụi, mất đi mọi thứ bên ngoài:

    Không kính, rồi xe không đèn.

    Không có mui xe, thùng xe có xước ”.

    Nhưng trên những chiếc xe ấy, người chiến sỹ vẫn:

    Ung dung buồng lái ta ngồi.

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng .

    Bất chấp bom đạn kẻ thù:

    Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước.

    Chỉ cần trong xe có một trái tim (Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).

    Tự hào với mái trường mang tên vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ,

    lớp lớp học sinh nhà trường đã nỗ lực vươn lên chinh phục những tầm cao mới.

    “ Có một trái tim”- trái tim đó chính là tình yêu thương mênh mông với đồng bào, đồng chí ở Miền Nam, đó là lòng căm thù giặc cháy bỏng. Dường như cả những kỷ niệm tuổi thơ cũng tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người chiến sỹ chiến đấu và vượt lên mọi khó khăn thử thách. Chính vì vậy, thơ ca kháng chiến nó có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian, với dòng chảy của lịch sử dân tộc.

    Ban  Giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo tham gia chương trình " Thơ ca kháng chiến".

    Đông đảo học sinh trong toàn trường tham gia chương trình " Thơ ca kháng chiến".

    Chương trình “ Thơ ca kháng chiến ” do Trường THPT Nguyễn Huệ được Sân khấu hóa là một trong những hoạt động phong phú và có ý nghĩa với những lời ca, tiếng hát và ngâm thơ đầy xúc cảm của  thầy cô giáo và  các em học sinh trong nhà trường nhằm tái hiện cho người nghe, người xem về hình tượng những người lính bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến với vẻ đẹp bình dị, ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá... họ đã trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ còn được hiện lên sinh động qua từng lời thơ, tiếng hát của các thầy cô giáo và các em học sinh nhà trường với những bài ca bất hủ như: “ Trường Sơn Đông, trường Sơn Tây ”, “ Đồng Chí ”... Ngoài ra, tại chương trình “ Thơ ca kháng chiến ”,  Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ còn tổ chức hội thi tìm hiểu “ Thơ ca kháng chiến” với sự tham gia của  3 đội chơi mang tên Tây Tiến, Đồng Chí và Việt Bắc. Mỗi đội phải trải qua 2 phần thi đó là thi giải ô chữ và thi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm về những nhà thơ, nhà văn khoác áo lính như; Chính Hữu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Nguyễn Minh Châu…….

    Các đội tham gia dự thi hội thi tìm hiểu " Thơ ca kháng chiến".

    Sau một thời gian tranh tài sôi nỗi. Kết quả, đội Việt Bắc giành giải nhất, đội Đồng Chí giành giải nhì và đội Tây Tiến giành giải ba.

    Chương trình “ Thơ ca kháng chiến” ở Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh) nhằm ôn lại những giá trị lịch sử văn học trong kháng chiến, qua đó giúp các em học sinh hiểu thêm về một thời kiêu hùng của cha ông và càng thêm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đồng thời, nhắc nhở toàn thể giáo viên, học sinh thế hệ hôm nay luôn phải trân trọng và biết hơn công lao của những người lính đã hiến dâng trọn đời mình cho tổ quốc thân yêu với những chiến sỹ bộ đội cụ Hồanh vệ quốc quân trước kia, anh giải phóng quân sau này đã đi qua 2 cuộc kháng chiến và viết lên những chiến công chói lọi: Điện Biên Phủ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Điện Biên Phủ trên không, đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa xuân 1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những chiến công đó đã đi vào lịch sử như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đó là bước đi của người anh hùng tiếp nối con đường rực rỡ của cha ông./.

    Mạnh Hải

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại