Kế hoạch Tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Quyết định Về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2024   |    Công điện về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng   |    Thông báo mời tham gia tập huấn " Kỹ năng tiếp thị, bán hàng chuyên nghiệp" cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh   |   

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kỳ Anh: Kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 10 tại các xã ven biển.

  

12:16 14/09/2017

Sáng ngày 14/9, các đồng chí Nguyễn văn Danh, TUV, Bí thư Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Xuân Thủy, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện đã xuống các xã ven biển Kỳ Khang, Kỳ Phú và Kỳ Xuân để kiểm tra các địa phương triển khai các phương án phòng chống, đối phó với cơn bão số 10 tại các vùng xung yếu, trọng điểm.

Sáng ngày 14/9, các đồng chí Nguyễn văn Danh, TUV, Bí thư Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Xuân Thủy, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện đã xuống các xã ven biển Kỳ Khang, Kỳ Phú và Kỳ Xuân để kiểm tra các địa phương triển khai các phương án phòng chống, đối phó với cơn bão số 10 tại các vùng xung yếu, trọng điểm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, cơn bão số 10 với sức gió giật mạnh . Để chủ động đối phó với bão số 10, huyện Kỳ Anh đã tăng cường công tác chỉ đạo, ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Anh đã khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh, trú bão an toàn, tập trung neo giằng nhà cửa và công sở chống bão; xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện, vật tư để bảo vệ, ứng cứu với các công trình trọng điểm.

Với sức gió của bão số 10 dự báo gây ra rất mạnh, tại các nơi kiểm tra, các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Anh đề nghị các địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản, trước hết phải bảo đảm an toàn tính mạng cho con người là trên hết, có phương án di dời 1.615 hộ dân sống gần biển và những vùng xung yếu đến những nơi an toàn và kêu gọi hơn 600 tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào.

Đối với các bến neo đậu, cần thông báo người dân di dời tàu thuyền lên bờ để đảm bảo an toàn, các tàu công suất lớn nhanh chóng di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, chủ động mọi phương án ứng phó cứu trong mọi tình huống trong mưa bão, nhất là đối với các khu vực có nguy cơ cao xẩy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp nhất là các xã vùng ven biển, ven sông.

Phân công bố trí các lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm để giúp bà con nhân dân phòng chống bão, chằng néo nhà cửa, vận chuyển các tài sản đến nơi an toàn; kiểm tra lại các hồ đập, ao hồ nuôi trồng thủy hải sản có khả năng bị sạt lở, xây dựng kế hoạch, phương án đối phó khi có tình huống xấu xẩy ra. Yêu cầu các địa phương phải thường xuyên giữ liên lạc, kiểm soát lượng tàu thuyền neo đậu, đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân, chủ động phương án xử lý mọi tình huống khi bão đổ bộ vào.

Bố trí, phân công các lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm để giúp nhân dân chằng néo nhà cửa, sắp xếp vận chuyển tài sản lên nơi an toàn; kiểm tra các hồ đập trên địa bàn có khả năng bị sạt lở, lên các phương án đối phó khi có tình huống xấu xẩy ra.

Đối với chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Kỳ Anh không được chủ quan, lơ là, phải thường xuyên thông tin về diễn biến cơn bão để người dân biết, chủ động trong công tác ứng phó với cơn bão số 10./.

Thúy Nga, Anh Đức

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại