Quyết định xử phạt vi phạm hành chính   |    Thông báo Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 11 năm 2024   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |   

Người giáo dân tình nguyện chèo thuyền đưa bộ đội ra Đảo Sơn Dương.

  

01:20 17/02/2017

  Gần 40 năm qua, không 1 đồng lương, không tiền phụ cấp, ấy vậy mà ông Mai Bảo- ở thôn Đông Yên –xã Kỳ Lợi vẫn lặng lẽ miệt mài đều đặn chèo thuyền chở gạo, chở bộ đội ra vào đảo Sơn Dương bất chấp những ngày sóng to gió lớn những chuyến đi đầy mạo hiểm, sự miệt mài hy sinh thầm lặng của ông đã khiến bộ đội đảo Sơn Dương kính phục luôn gọi ông là “bố Bảo”.

Gần 40 năm qua, không 1 đồng lương, không tiền phụ cấp, ấy vậy mà ông Mai Bảo- ở thôn Đông Yên –xã Kỳ Lợi vẫn lặng lẽ miệt mài đều đặn chèo thuyền chở gạo, chở bộ đội ra vào đảo Sơn Dương bất chấp những ngày sóng to gió lớn những chuyến đi đầy mạo hiểm, sự miệt mài hy sinh thầm lặng của ông đã khiến bộ đội đảo Sơn Dương kính phục luôn gọi ông là “bố Bảo”.

    Sẽ không có một lời hoa mỹ lý giải về kỳ tích chèo đò của mình. Ông chỉ nói đó là thấm nhuần đạo lý “ Thương người như thể thương thân ”. Dường như ông coi đó là bổn phận, là trách nhiệm thiêng liêng của mình. Chính vì vậy, khi được hỏi; Nếu lúc này lại có người ngoài Đảo gặp nguy cấp gọi đò. Ông khẳng định; Chắc chắn chèo. Câu hỏi đó là phản xạ quen thuộc của 1 con người đã gần 40 năm miệt mài thầm lặng không quản gian nguy chèo đò vượt biển giúp người. Tâm sự với chúng tôi, Ông Mai Bảo –thôn Đông Yên –xã Kỳ Lợi cho biết; “ Tôi nghĩ rằng các chiến sỹ đóng quân trên đảo Sơn Dương cũng như những người con của mình. Thấy các chiến sỹ khó khăn, tôi không thể nào đứng nhìn. Xuất phát từ tình thương yêu, dù khó khăn, gian khổ bản thân tôi vẫn tự nguyện chở bộ đội ra vào đảo trong những năm tháng còn khó khăn….”
    Không chỉ chở bộ đội ra đảo và tiếp tế lương thực cho cán bộ  chiến sỹ trên đảo Sơn Dương. Ngôi nhà của vợ chồng ông còn là nơi tiếp  đón, ăn nghỉ  khi các anh về phép hay có công việc ở đất liền. Vợ ông, bà Hoàng Thị Át- một người phụ nữ nhân hậu, tất bật lo việc bếp núc, giặt giũ mỗi khi có người lính từ đảo về. Điều gì khiến ông Bảo lao vào chổ nguy hiểm mà không hề so đo tính toán. Có lẽ động lực ấy, chỉ xuất phát từ 1 trái tim nhân hậu biết yêu thương con người đối với những gian nan vất vả thiếu thốn mà những người lính đảo luôn phải gánh chịu. Từ năm 1982 đến nay, ông Bảo không còn chèo thuyền bằng tay nữa, con thuyền đã được nâng cấp để phục vụ công việc tiếp tế thuận lợi hơn. Đây cùng là chiếc thuyền thứ 6 kể từ khi ông bắt đầu chở hàng và bộ đội ra đảo Sơn Dương.


    Ông Mai Bảo (ngoài cùng bên trái) cùng các chiến sĩ trên đảo Sơn Dương
    Điều đáng nói, ông Bảo cũng từng là 1 người lính, ngần ấy năm, gia nhập quân đội đủ để ông hiểu và cảm nhận nổi gian truân, vất vả của người lính. Bởi vậy, sau khi xuất ngũ trở về làng quê ven biển cùng với công việc mưu sinh của 1 ngư dân miền biển. Ông Bảo lại lao vào trận chiến mới không kém phần gay go ác liệt. Tình nguyện chèo thuyền chở bộ đội và tiếp tế lương thực cho cán bộ chiến sỹ đảo Sơn Dương. Trong ký ức của mình, ông Bảo vẫn không bao giờ quên được những hình ảnh, những cánh tay gầy guộc giơ lên vẫy chào và cả những nụ cười đầy nước mắt lã đi vì đói sau nhiều ngày thuyền không tiếp cận được đảo do biển động. Vào thời điểm đó, mọi thông tin liên lạc giữa đảo và đất liền chỉ thông qua ngư dân đánh cá nhưng vì biển động chẳng ai dám ra khơi và cả không ít  lần thuyền ông cập đảo vẫn phải quay trở lại bởi ông biết chắc chắn nếu bị sóng đánh chìm thì tính mạng các chiến sỹ khó bảo toàn. Với những đóng góp to lớn của ông đối với những người lính đảo, ông đã vinh dự được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của TW và của tỉnh Hà Tĩnh. Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Lê Văn Hân-  Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Kỳ Anh nói; “ Chúng tôi không thể kể hết những đóng góp hy sinh thầm lặng của ông đối với cán bộ chiến sỹ trên đảo Sơn Dương. Giờ đây mỗi khi nhắc đến tên ông, anh em chiến sỹ ở ban chỉ huy quân sự huyện luôn xem ông như là 1 người bố, người cha đã từng nuôi sống cán bộ, chiến sỹ công tác trên đảo. Mặc dù, trong những năm gần đây, ông không còn khỏe nữa nhưng cán bộ chiến sỹ ban chỉ huy quân sự huyện vẫn thường xuyên quan tâm, chăm lo cho ông, động viên ông vượt qua khó khăn bệnh tật để vươn lên trong cuộc sống ”.
    Trời đã về chiều, ngôi trên bãi biển nhìn ra đảo Sơn Dương hình như trong chuyến đi vừa rồi làm ông nhớ lại những kỷ niệm trong suốt 40 năm lênh đênh chèo thuyền cho không biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ đã từng công tác  đóng quân trên đảo Sơn Dương./.
    Mạnh Hải- Phạm Tuấn- Mai Dung

    Thêm nhận xét mới

     Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
    Lỗi: Vui lòng thử lại