Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Ban thường vụ Huyện uỷ tổ chức phiên họp thường kỳ

  

20:43 30/04/2020

Ngày 27/4, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức cuộc họp thường kỳ để nghe và cho ý kiến về đề án sắp xếp hệ thống trường học mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện đến năm 2025 và Đề án xây dựng huyện nông thôn mới đạt chuẩn giai đoạn 2020 đến 2025. Dự cuộc họp có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; trưởng các đơn vị: Phòng giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tài chính kế hoạch; Kinh tế hạ tầng; Lao động thương binh và xã hội; Văn hóa thông tin; Tài nguyên môi trường; Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện. Đồng chí Trần Đình Gia, Đại biểu Quốc, TUV, Bí thư huyện ủy chủ trì cuộc họp

Tại cuộc họp các đại biểu đã thảo luận nêu lên các giải pháp cụ thể về đề án sắp xếp hệ thống trường học mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện đến năm 2025 và Đề án xây dựng huyện nông thôn mới đạt chuẩn giai đoạn 2020 đến 2025.

Đ/c Bùi Quang Hoàn, phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại cuộc họp

Đối với các phòng ban ngành, địa phương cần tập trung nghiên cứu sâu các nội dung nghị quyết, từng bước tháo gỡ nút thắt; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tập trung tuyên tuyền, nâng cao nhận thức trong cán bô, đảng viên, giáo viên và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải sắp xếp lại hệ thống  trường mầm non, tiểu học và THCS để nân cao chất lượng giáo dục. Xác định địa điểm trường, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất tại các trường học thực hiện việc sáp nhập. Ngành giáo dục huyện kiên trì thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quan điểm là đảm bảo cho các em học sinh bậc học mầm non có nhu cầu phải được đến trường. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cần huy động xã hội hóa nguồn lực theo điều kiện tình hình thực tiễn từng địa phương. Huyện đang thực hiện sáp nhập xã, bởi vậy, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát quy mô trường lớp sau sáp nhập xã để thực hiện sáp nhập trường phù hợp. Trong đầu năm 2020, cần rà soát lại các mục tiêu của những nghị quyết đã ban hành liên quan đến phát triển giáo dục đến năm 2025 và những năm tiếp theo, từ đó, xây dựng lại tiêu chí định mức đối với đội ngũ nhân lực.

Đại biểu tham dự

Xác định Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ trong tâm của huyện nhà trong giai đoạn hiện nay; là yêu cầu cần thiết, đúng hướng, đúng chủ trương, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội với mục tiêu tổng hợp, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, là điều kiện thuận lợi cho mỗi người dân. Xây dựng huyện Kỳ Anh đạt chuẩn nông thôn mới là mục tiêu phấn đấu, để điều kiện thuận lợi cho các xã phát triển bền vững; là điều kiện quan trọng để phát triển nhanh hơn nhờ kết nối vùng miền về cả hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng xã.

Đ/c Trần Đình Gia, đại biểu Quốc hội, TUV, Bí thư Huyện uỷ kết luận buổi làm việc

Phát biểu tại cuộc họp đồng chí Trần Đình Gia, Bí thư Huyện uỷ nhấn mạnh để thực hiện có hiệu quả các đề án, trước hết cần đa dạng hóa việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới, tranh thủ và vận dụng lồng ghép từ các dự án của tỉnh, khai thác hiệu quả nguồn xã hội hóa và các tiềm năng lợi thế đất đai, lao động sẵn có, huy động đầu tư của các thànhphần kinh tế và đóng góp công sức của nhân dân... Phấn đầu xây dựng huyện Kỳ Anh đạt chuẩn nông thôn mới dựa trên các giá trị văn hóa, có kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch địa phương; phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân; vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo về quốc phòng - an ninh trật tự,… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, kết nối vùng miền về cả hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện ./.

Thuý Nga, Anh Đức

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại