Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Hội nghị trực tuyến ứng phó bão số 13

  

23:17 13/11/2020

Sáng nay 13/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp trực tuyến với 10 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Định để chỉ đạo ứng phó với bão số 13.

Tại điểm cầu huyện Kỳ Anh, có Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Hùng, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các xã.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 13 sức gió rất mạnh, đường đi phức tạo, tốc độ di chuyển từ 15 -20km/giờ dọc các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Định. Trên biển gió cấp 11, cấp 12 giật cấp 15, sóng biển cao 9 mét đến 10 mét, ven bờ sóng cao từ 4 mét đến 6 mét. Vùng bị ảnh hưởng hoàn lưu bão từ Quản Ngãi đến Hà Tĩnh; trọng tâm bị ảnh hưởng của bão số 13 là từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Từ ngày 14 đến ngày 15/11, trên đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam gió cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Ngoài khơi sóng cao từ 8 mét đến 10 mét, đảo Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn sóng cao từ 4 mét đến 6 mét. Mưa lớn diện rộng với lượng mư 200mm đến 300mm từ Quảng Bình – Quảng Ngãi nên khả năng nước lũ lên báo động 2, báo động 3; nguy cơ cao xảy ra sạt lở ở các vùng miền núi, ven sông, ven biển.

Tại điểm cầu huyện Kỳ Anh

Ngay sau cuộc họp, đồng chí Nguyễn Tiến Hùng yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp huyện kịp thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp ứng phó bão số 13. Đồng thời khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát kỹ tất cả các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả. Chuẩn bị ngay phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, thuốc và vật tư y tế, để ứng phó với thiên tai khi cần thiết.

Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước, các hồ chứa đang thi công, sửa chữa và các tuyến đê xung yếu. Cắt cử người túc trực 24/24 đảm bão giữ thông tin liên lạc khi cần thiết.

Huyền Trang - Trung Anh

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại