Huyện Kỳ Anh kêu gọi vận động, ủng hộ Quỹ vì người nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ   |    Giấy mời tiếp dân định kỳ của Đ/c Chủ tịch UBND huyện tháng 01.2025   |    Phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 - 2025   |    Thí sinh trúng tuyển vào viên chức Giáo dục   |    Kết quả xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức Giáo dục huyện Kỳ Anh năm học 2024 -2025   |   

Tổng Bí thư: Máu đào đã nở hoa cho đất nước hôm nay!

  

11:39 27/07/2017

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, cương quyết bảo vệ độc lập tự do, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Qua những cuộc chiến tranh, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Máu đào của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc, máu đào đã nở hoa cho đất nước ngày hôm nay...

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, cương quyết bảo vệ độc lập tự do, sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Qua những cuộc chiến tranh, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Máu đào của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc, máu đào đã nở hoa cho đất nước ngày hôm nay...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm.

Dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017) có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch UB TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Dự lễ kỷ niệm còn có các ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, các nguyên Phó Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội… cùng đông đảo các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện các lực lượng nhân dân thủ đô.

Ban Tổ chức cũng trân trọng đón nhận lẵng hoa gửi tới của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Mở đầu buổi lễ, toàn thể đại biểu có mặt tại hội trường Trung tâm hội nghị Quốc gia đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ những người con đất nước đã ngã xuống trên khắp các chiến trường, qua liên tiếp các cuộc kháng chiến ròng rã nửa thế kỷ… Hội trường lặng đi trong điệu nhạc “Hồn tử sỹ”.

Các đại biểu trang nghiêm làm lễ chào cờ.

Đọc diễn văn tại lễ kỉ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong niềm tự hào và xúc động của cả dân tộc, Ban chấp hành TƯ Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, UB Mặt trận tổ quốc… cùng toàn thể đồng bào long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ. Tổng Bí thư gửi tới tất cả các cựu chiến binh, những gia đình có công lời thăm hỏi ân cần và lời tri ân, biết ơn sâu sắc.

Tổng Bí thư nêu rõ, trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, cương quyết bảo vệ độc lập tự do, sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Tổng Bí thư: Máu đào của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc, máu đào đã nở hoa cho đất nước ngày hôm nay!

Qua những cuộc chiến tranh, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Máu đào của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc, máu đào đã nở hoa cho đất nước ngày hôm nay. Các anh hùng liệt sỹ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nói, họ chiến đấu hi sinh để đất nước được độc lập, dân tộc mãi mãi trường tồn. Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi ơn những sự hi sinh, cống hiến to lớn đó.

Tổng Bí thư nhắc lại, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý việc chăm lo người có công và thân nhân của họ. Khi đất nước mới được độc lập, người đã ra sắc lệnh nhận con em những anh hùng liệt sỹ làm con nuôi. Trong giai đoạn cuộc kháng chiến đang gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu chọn một ngày để làm ngày kỷ niệm.

Theo đó, tại Đại Từ, Thái Nguyên, ngày 27/7/1947 đã được chọn để ghi dấu hoạt động tri ân, chăm lo với những người có công với cách mạng và gia đình họ. Từ đó, cả nước đã cùng chung tay hành động vì những điều đạo nghĩa này.

Đến nay, hơn 9 triệu người có công, bao gồm cán bộ tiền cách mạng, cán bộ cách mạng, các thương bệnh binh, các mẹ Việt Nam anh hùng,… đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, từ chăm sóc sức khỏe, ưu tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở…

Nhà nước cũng tập trung nguồn lực để tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sỹ, chăm lo, tu chỉnh các nghĩa trang và tạo điều kiện để thân nhân các liệt sỹ tới nghĩa trang thăm nom phần mộ của con em mình.

Những việc làm đầy trách nhiệm và nghĩa tình đó nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội, khơi dậy và bồi đắp những giá trị nhân văn sâu sắc.

Với tinh thần cống hiến, nhiều thương binh đã vươn lên để làm kinh tế, xây dựng gia đình bền vững, sung túc, hỗ trợ đồng đội và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, thành tích các thương binh, gia đình liệt sỹ đã làm được để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, của cả đất nước hôm nay.

Tổng Bí thư đề cập cương lĩnh của Đảng với nội dung thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công, để đảm bảo người có công có mức sống từ trung bình trở lên.

Trong thời gian tới, Tổng Bí thư lưu ý, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội cần tiếp tục công việc, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đọa của Đảng trong thực hiện chính sách với người có công. Đây là yếu tố để đảm bảo công bằng xã hôi, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng và chế độ, củng cố niềm tin của người dân với nhà nước.

Tổng Bí thư lưu ý, cần đưa việc này thành hành động thường xuyên trong mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung chăm lo những gia đình có điều kiện khó khăn, không để gia đình nào rơi vào diện hộ nghèo. Phấn đấu đến 2020, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mặt bằng chung nơi cư trú.

Về nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xác định danh tính liệt sỹ, Tổng Bí thư yêu cầu tập trung hết mức để xoa dịu nỗi đau của mỗi gia đình vẫn chưa tìm được con em. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức của những cán bộ làm công tác chăm lo, thực hiện chính sách với người có công.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư kêu gọi toàn bộ đồng bào, đồng chí làm tốt hơn nữa chính sách chăm lo cho người có công, coi đây vừa là đạo lý, vừa là bổn phận trách nhiệm, thể hiện bản chất tốt đẹp của mỗi người Việt Nam.

“Đảng, Nhà nước và nhân dân không bao giờ quên công ơn to lớn của các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sỹ và người có công với cách mạng” – Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh.

Sau phát biểu của Tổng Bí thư ,Đại tá Nguyễn Thế Thao - anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân được mời lên sân khấu. Đại tá Thao chia sẻ, ông nguyên là Đại phó Sư đoàn 360, Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh Thành Cổ.

Ông ôn lại kỷ niệm nhập ngũ từ năm 1964, hoạt động trên chiến trường Lào trước khi trở về Thành cổ Quảng Trị chiến đấu trong 81 ngày đêm, diệt 800 quân địch, dù nhiều lần bị thương ông vẫn không rời tay súng.

Là người trực tiếp cầm súng chiến đấu, chứng kiến sự hi sinh của đồng đội, bản thân cũng chịu nhiều thương tật, Đại tá Thao khẳng định, ông thấu hiểu những nỗi đau của người lính, của những cựu chiến binh và gia đình họ.

Đại tá Nguyễn Thế Thao

Day dứt nhất là những đồng đội vẫn còn nằm lại chiến trường, chưa thể quy tập về nghĩa trang, đưa về với quê hương, gia đình.

Gửi lời cảm ơn với những sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước để xoa dịu phần nào nỗi đau của những người đã đi qua cuộc chiến, Đại tá Thao tâm sự, những hoạt động đó khiến ông và các đồng đội thấy ấm áp, yên lòng hơn.

Là một cựu chiến binh, ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực cống hiến cho đất nước, cùng động viên đồng đội với tinh thần "thương binh tàn nhưng không phế" để tiếp tục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn.

Đại diện cho thế hệ trẻ lên phát biểu, ông Lê Nguyên Khương – Giảng viên trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải bày tỏ sự khắc ghi về những công ơn của các thế hệ cha anh, những người đã ngã xuống cho thế hệ trẻ hôm nay có điều kiện sống, học tập trong hòa bình.

Giảng viên Khương báo cáo những thành tích học tập xuất sắc đã đạt được cả trong và ngoài nước để trở về cống hiến cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước thời kỷ đổi mới hiện nay.

Giảng viên trẻ trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải nguyện cống hiến hết sức trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước hòa bình hôm nay.

Trân trọng và tự hào về truyền thống cách mạng, gương anh dũng cống hiến, hi sinh của các thế hệ cha anh, giảng viên trẻ trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải cũng nguyện cống hiến hết sức trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo những người có công với cách mạng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào, đi bất cứ đâu để thực hiện những việc được giao phó.

Trước đó, Chương trình mít tinh kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7 – lễ kỷ niệm cấp quốc gia diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội) bắt đầu với những ca khúc gợi nhớ những tháng ngày máu lửa của dân tộc.

“Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Cỏ non thành cổ”… được các nghệ sỹ thể hiện da diết đầy xúc cảm trên nền hình ảnh những địa danh chiến tranh lịch sử, những bức tường đổ nát, lỗ chỗ vết đạn, những xà lim chuồng cọp ảm đạm, những lá thư nhòe nước, những giọt nước mắt đau xót và cả những nụ cười tỏa sáng chiến hào giữa 2 hồi súng đạn rát lửa…

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều dành thời gian tới viếng mộ các liệt sỹ, thăm nom, tu chỉnh những nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi các cựu chiến binh, mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình người có công với cách mạng.

Hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ với những cử chỉ ân cần, trân trọng cúi người thắp hương trên các mộ liệt sỹ, trò chuyện bên những thương binh nặng tại các khu an dưỡng, nắm tay những người mẹ tóc đã bạc trắng… làm ấm lòng người.

Song hành với chiến tranh bao giờ cũng là những mất mát, đau thương. Đau thương nhất là những mất mát về con người, nỗi đau lớn nhất là của những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng. Dù vậy, bao nhiêu bà mẹ Việt Nam đã nén đau thương, nuốt nước mắt lần lượt tiễn hết người con này tới người con khác khoác ba lô ra chiến trường, để có được hòa bình hôm nay cho đất nước.

Đó là nội dung ca khúc “Người mẹ của tôi” do ca sỹ Tùng Dương thể hiện. Bài hát da diết với hình ảnh người mẹ thẫn thờ tìm kiếm hình bóng của đến 5-7 người con đã mờ khuất, ra đi không hẹn ngày về.

Vết thương chiến tranh vẫn hiện hữu dù đã nhiều chục năm trôi qua, hiển hiện trong đôi mắt mỏi mòn của mẹ, hiển hiện trong những “vết chân tròn trên cát”. Bài hát có trận đánh nơi lưng đồi, có người lính biên cương thương mẹ, có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn - đôi nạng gỗ.

" Vết chân tròn để lại một bài ca trên cát trắng bao la" – lời bài hát càng thêm ý nghĩa khi vang lên đúng thời điểm cả nước hướng về những điều cao cả, về đạo đức tri ân những người đã cống hiến, hi sinh cho nền độc lập đất nước

Theo Dân trí

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại