Giấy mời tiếp dân định kỳ của đồng chí Bí thư, chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện tháng 11.2024   |    Công bố công khai thực hiện dự toán quý III năm 2024   |    Công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023   |    Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND, Ban hành Quy định một số nội dung của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh   |    Thông báo kết quả Tiếp công dân ngày 05/11/2024   |   

Ðể luật gần gũi, thiết thân với cuộc sống

  

14:01 06/06/2017

Tuần qua, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV, có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu QH khi thảo luận kỹ lưỡng về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (XDLPL) năm 2018 và điều chỉnh chương trình XDLPL năm 2017. Ðây là lần đầu thực hiện theo quy trình mới được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuần qua, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV, có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu QH khi thảo luận kỹ lưỡng về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (XDLPL) năm 2018 và điều chỉnh chương trình XDLPL năm 2017. Ðây là lần đầu thực hiện theo quy trình mới được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ quy định Ðảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân. Những quy định này mang đậm tinh thần đổi mới để giữ vững nền tảng ổn định, đưa đất nước ngày một phát triển. Cùng với việc thông qua Hiến pháp mới, QH khóa XIII, và tiếp nối là QH khóa XIV đã ban hành một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật lớn nhất từ trước đến nay, đòi hỏi chất lượng ngày càng nâng cao. Tinh thần Hiến pháp năm 2013 cũng như quyết tâm, nỗ lực không ngừng của QH, từng đại biểu QH là đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động và trong công tác xây dựng pháp luật. Ðó cũng là mong muốn của đông đảo cử tri cả nước, đặt niềm tin và yêu cầu lớn với QH.

Còn nhớ, ngay sau khi QH khóa XIV thông qua Nghị quyết Chương trình XDLPL năm 2016 và Chương trình XDLPL năm 2017, Ủy ban Thường vụ QH đã tổ chức Hội nghị triển khai việc thực hiện chương trình, thống nhất việc phân công trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, xác định yêu cầu cụ thể về tiến độ, chất lượng chuẩn bị đối với từng dự án. Tại kỳ họp này, trước khi đưa ra hội trường, có gần 200 lượt ý kiến đại biểu QH phát biểu, đóng góp ý kiến tại tổ. Thảo luận về công tác XDLPL, đại biểu Phan Anh Khoa (Phú Yên) và một số đại biểu đánh giá, chất lượng, hiệu lực của luật, pháp lệnh chưa cao. Thực tế cho thấy "tuổi thọ" một số bộ luật không cao, thiếu tính ổn định. Trong thời gian ngắn phải bổ sung, sửa đổi luật mới ban hành; hiệu lực của luật chưa đủ mạnh để điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội. Mặt khác, gây khó khăn, bất cập cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Theo sát quá trình chuẩn bị chương trình XDLPL, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Ðác Nông) và nhiều đại biểu cho rằng vấn đề phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan thẩm tra qua kênh QH và cơ quan soạn thảo phía Chính phủ giữ vai trò quan trọng. Thời gian qua, Bộ Tư pháp tổ chức làm việc với các cơ quan có đề nghị đưa dự án vào Chương trình XDLPL năm 2018, điều chỉnh Chương trình XDLPL năm 2017 từ rất sớm. Ðược biết, khi lập Chương trình năm 2017, Chính phủ và các cơ quan liên quan đề nghị QH đưa vào 51 dự án, sau đó QH quyết định 30 dự án. Ðại biểu nhận xét: Lần này Chính phủ và Ủy ban Thường vụ QH thống nhất đề nghị trình QH đưa vào chương trình 21 dự án. Ðiều này thể hiện sự xem xét thận trọng trách nhiệm của Chính phủ.

Trong quá trình chỉ đạo tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, Ủy ban Thường vụ QH nếu thấy còn những nội dung chưa đạt được sự đồng thuận cao, những nội dung cần phải được đánh giá bổ sung, thì yêu cầu cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị lại. Nhiều đại biểu đồng tình quan điểm, không vì chạy theo tiến độ thực hiện chương trình mà để có những dự án luật không bảo đảm chất lượng. Với nhiều trường hợp không chuẩn bị kịp thì cơ quan soạn thảo báo cáo Ủy ban Thường vụ QH cho phép điều chỉnh chương trình, lùi thời hạn trình để có thêm thời gian chuẩn bị.

Nhiều đại biểu QH đề nghị trong xây dựng pháp luật, cần chú trọng xác định tầm nhìn xa, chủ động dự báo, đón trước những yêu cầu mới sẽ nảy sinh theo tình hình điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế. Vấn đề đặt ra là hết sức tránh việc xây dựng luật, sửa đổi, bổ sung luật gấp gáp, thậm chí có lúc phải chạy theo sự vụ, gây áp lực lớn cho đại biểu QH cũng như QH như trong thời gian qua. Công tác tham mưu, chuẩn bị đề xuất ban hành các bộ luật phải theo trình tự khoa học, kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu cuộc sống, tránh tình trạng luật sau ra đời phải sửa đổi luật trước vì có sự chồng chéo, xung đột trong hệ thống luật. Như trường hợp thảo luận dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp này, nhiều đại biểu nhiều lần bày tỏ lo lắng, vì luật chuyên ngành có hiệu lực từ ngày 1-1-2019, như vậy, từ nay cho đến thời gian đó cần sửa đổi, bổ sung đến 32 luật liên quan!

Tìm giải pháp để khắc phục những vấn đề nêu trên, quá trình đánh giá tác động của chính sách là một công việc quan trọng, quyết định chất lượng của dự án luật. Năm 2017 là năm đầu thực hiện đánh giá tác động của chính sách, như phân tích của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Ðà Nẵng), quy trình làm luật có sự thay đổi căn bản, tách bạch giữa quy trình đề xuất chính sách và quy trình soạn thảo văn bản, tức là "thiết kế rồi mới thi công", khác với chuyện "vừa thiết kế vừa thi công" như trước đây. Ðại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) và nhiều đại biểu đề đạt QH, cơ quan xây dựng luật cần phải có sự thuyết phục, đủ lý lẽ ngay từ khi đưa ra sáng kiến đề xuất tên luật. Ngay tên của luật cũng phải bám sát những vấn đề cuộc sống đang đặt ra, đang được đông đảo cử tri quan tâm. Theo đại biểu, trong nhiều trường hợp chưa được nghiên cứu, xem xét cẩn trọng, "không cẩn thận chúng ta sẽ xây dựng những đạo luật như một công trình khoa học rất hàn lâm, xa rời đời sống!"...

Những ý kiến của đại biểu QH đối với công tác xây dựng luật cho thấy, QH đã và đang khẩn trương tập trung xây dựng những dự án luật mà cuộc sống đòi hỏi, đang cần, nhất là để thể chế hóa các nghị quyết của Ðảng về hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng như phát triển kinh tế tư nhân, và tiếp tục thực hiện quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Ðiểm quan trọng khác được các đại biểu quan tâm là cần đổi mới, nâng cao chất lượng việc lấy ý kiến nhân dân, xem đây là yêu cầu bắt buộc. Hạn chế chuyện như một đại biểu đã phản ánh, một thực tế khá phổ biến ở nhiều nơi, đó là khi luật ban hành rồi dân mới biết có luật đấy!

Nhấn mạnh nhu cầu xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển trong nhiều năm tới cũng đặt ra yêu cầu đẩy mạnh phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị cũng như đối với chính quyền cấp cơ sở, nhiều đại biểu cho rằng đây là yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, để xem xét luật hóa các quy định theo hướng xây dựng luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ðiều đó cũng góp phần đưa pháp luật gần gũi, đi vào cuộc sống.

Theo Nhân dân Điện tử

Thêm nhận xét mới

 Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Cảm ơn bạn!   Làm mới
Lỗi: Vui lòng thử lại