UBND huyện Kỳ Anh: Họp góp ý các nội dung, phương án bố trí bàn thờ trong Di tích lịch sử Đền Phương Giai ở xã Kỳ Bắc
Tại xã Kỳ Bắc, UBND huyện Kỳ Anh vừa tổ chức cuộc họp để nghe và cho ý kiến góp ý về các nội dung về câu đối, bức hoành phi và phương án bố trí bàn thờ trong các nhà thờ Trung điện, Thượng điện tại khu Di tích lịch sử Đền Phương Giai ở xã Kỳ Bắc. Tham dự hội nghị có các đồng chí Dương Thị Vân Anh, UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện, Đặng Xuân Lự- UVBTV – Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện, các bậc lão thành và lãnh đạo xã Kỳ Bắc. Các đồng chí Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Xuân Thủy - UVBTV Huyện ủy- Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp.
Trước lúc vào làm việc, đoàn đã đi tham quan, kiểm tra thực tế tiến độ thi công tại khu di tích lịch sử Đền Phương Giai.
Tại buổi làm việc, phòng Văn hóa- Thông tin huyện đã trình bày phương án bố trí các nội dung tại di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Phương Giai với dự thảo nội dung câu đối và bức hoành phi ở Thượng điện và nội dung ghi trên các bia đá đặt tại Trung điện và Nhà bia.
Khu di tích lịch sử Đền Phương Giai, thờ Hoàng giáp Dương Trí Tri, Ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) ông là một vị quan có tài và nhiều công lao to lớn trong việc bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân vào thời nhà Mạc. Tục truyền rằng vào thời đó tại vùng phía bắc huyện Kỳ Anh có dịch bệnh đậu mùa, ông Hoàng giáp chỉ có những vị thuốc Nam đã cứu được rất nhiều người thoát khỏi nạn dịch trở về cuộc sống. Ông được suy tôn Thành Hoàng Làng. Với công lao đó sau khi ông mất nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Đền Phương Giai ngoài ý nghĩa tâm linh, trong giai đoạn lịch sử hiện đại còn có ý nghĩa lịch sử cách mạng, đó là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh và trụ sở Huyện ủy Kỳ Anh trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1930 đền là nơi hoạt động bí mật của Đảng cộng sản, là nơi chi bộ Đảng bộ Kỳ Anh thành lập và bầu ra ban chấp hành Đảng bộ gồm 07 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Tiến Liên làm bí thư. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng bộ để vạch ra cương lĩnh hoạt động nhằm phát triển Đảng viên và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền. Đây là di tích lịch sử - cách mạng thời kỳ 1930-1931, là địa chỉ đỏ về truyền thồng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh. Trải qua nhiều gia đoạn lịch sử ngôi đền đã bị xuống cấp. Để tỏ lòng biết ơn, tri ân và tưởng nhớ công lao to lới của các vị tiền bối đã có công với cách mạng, Đảng bộ huyện Kỳ anh đã kêu gọi mối cán bộ đảng viên và con em Kỳ Anh đóng góp một phần nhỏ đề trùng tu, tôn tạo, tu bổ Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và khuôn viên khu di tích lịch sử Đền Phương Giai. Đến nay, nhà Thượng điện cơ bản đã hoàn thành các hạng mục công trình chuẩn bị cho ngày giỗ giỗ của Hoàng giáp Dương Trí Tri và ngày 16/3 sắp tới.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến, đưa ra các nội dung, phương án bố trí bàn thờ trong các nhà Thượng điện, Trung điện và Hạ điện phù hớp với thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa, nhằm lưu giữ được truyền thống cách mạng. Vì đây là di tích lịch sử cách mạng nên các thế hệ con cháu ngày nay phải hết sức tôn trọng lịch sử, phải có nhiệm vụ trùng tu, tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử, xây dựng các câu đối phải hợp lý, khoa học, xứng đáng với công lao to lớn của các bậc tiền bối cách mạng, đúng với nét đẹp văn hóa tâm linh./.
Add New Comment