Thông báo Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 11 năm 2024   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |   

Nông dân và doanh nghiệp loay hoay tìm tiếng nói chung

  

19:50 15/12/2020

Xây dựng vùng nguyên liệu sắn ổn định và bền vững, đủ sản lượng cung ứng cho nhà máy hoạt động rất cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Tuy nhiên, sợi dây liên kết giữa nhà nông – doanh nghiệp dường như đang lỏng lẻo hơn bao giờ hết tại nơi trồng sắn nguyên liệu vùng thượng Kỳ Anh.

Vấn đề liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn hiện gặp rất nhiều khó khăn, một phần do doanh nghiệp khi bao tiêu sắn nguyên liệu yêu cầu hàm lượng tinh bột từ 24% trở lên, và thời gian sinh trưởng trên 11 tháng. Trong khi, sắn nguyên liệu trên địa bàn có hàm lượng trung bình chỉ từ 20-25%; đặc biệt người dân thường phải thu hoạch “sớm” hơn so với dự kiến (do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt). Vì thế, sản phẩm làm ra thường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Sắn nguyên liệu trên địa bàn có hàm lượng trung bình chỉ từ 20-25%

Sở dĩ, doanh nghiệp địa phương và nông dân khó tìm được tiếng nói chung là vì ai trong số họ cũng muốn đẩy phần rủi ro cho đối tác, không sòng phẳng chia sẻ khó khăn và cả lợi ích. Theo đó, trong năm 2020, diện tích trồng sắn ước tính chỉ còn hơn 1.300 ha (giảm so với năm 2015 là 2.100 ha), với sản lượng ước đạt hơn 26 nghìn tấn (trong khi năm 2015 là 48 nghìn tấn). Mặt khác, lại có hơn 350 ha sắn bị bệnh khảm lá sắn và chịu ảnh hưởng  nặng nề của lũ lụt nên sản lượng gần như mất trắng.

Bà Lê Thị Hồng Lý (thôn Phúc Độ, xã Kỳ Thượng) cho biết: Yêu cầu của nhà máy là sắn phải có hàm lượng tinh bột trên 24%,
thời gian sinh trưởng trên 11 tháng. Đó là yêu cầu không phù hợp với địa phương hiện nay.

Năm 2019, nhà máy chế biến tinh bột sắn Thành Mỹ Phát được cải tiến với công suất tiêu thụ nguồn nguyên liệu là 500 tấn củ/1 ngày. Số sắn này tương ứng với diện tích trồng là 20 ha. Nhưng với tình hình hiện nay thì chỉ đủ để cung cấp cho nhà máy hoạt động được 2 tháng (tương đương công suất 33%). Có một thực tế đang tồn tại bấy lâu nay, là nhà máy đóng trên vùng nguyên liệu sắn nhưng lại thu mua sắn từ nơi khác, trong khi người dân thì đỏ mắt tìm đầu ra cho nguyên liệu.

Ông Nguyễn Quang Thành - Giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn Thành Mỹ Phát nhấn mạnh,
đối với doanh nghiệp chế biến phải có nguyên liệu đầu vào.
Thực tế, sắn của địa phương chỉ tiêu thụ được 2-3 ngày là hết, doanh nghiệp hoàn toàn đang bị lỗ.

Sự hạn chế trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, không chỉ khiến đầu ra của sắn nguyên liệu không ổn định mà còn làm thu nhập của người dân bấp bênh. Dù thế, cũng không mấy người dân mặn mà với sự liên kết với doanh nghiệp chế biến sắn trên địa bàn.

Chị Dương Thị Lưu (thôn Phúc Sơn, xã Kỳ Thượng) bày tỏ: "Giá sắn hiện nay rất bấp bênh,
do thiên tai, lũ lụt nên giá sắn bị "hẹm", bà con dần dần quay lưng, phá sắn để trồng keo.
Trong thời gian tới, mong muốn nhà máy có những chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng bà con.

Trước thực trạng đó, tại Hội nghị triển khai sản xuất và thu mua sắn nguyên liệu năm 2021, UBND huyện Kỳ Anh đã định hướng một số giải pháp để kết nối cung – cầu như: Quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn. Hỗ trợ nông dân về giống, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc, lịch thời vụ. Đồng thời, kết nối doanh nghiệp và người dân ký cam kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, trong đó, người dân phải đảm bảo diện tích, sản lượng và thời gian sinh trưởng đúng yêu cầu; nhà máy có trách nhiệm thu mua với mức giá ổn định và bao tiêu cho người dân.

Huyền Trang - Phạm Tuấn

Add New Comment

 Your Comment has been sent successfully. Thank you!   Refresh
Error: Please try again