Thông báo Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 11 năm 2024   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |   

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng bè trên đập Đá Quại xã Kỳ Sơn

  

19:37 25/11/2020

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Kỳ Anh đã biết tận dụng mặt nước để phát triển kinh tế bằng nghề nuôi cá lồng, tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu chính đáng.

Nhằm để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước, anh Nguyễn Bình Lục nhiều ở xã Kỳ Sơn đã vào đập Đái Quại để nuôi trồng thủy hải sản với kỳ vọng thành công mô hình nuôi cá lồng. Sau khi đi tham quan tìm hiểu thực tế từ các mô hình nuôi cá lồng bè ở nhiều nơi, anh Lục đã có ý tưởng phát triển mô hình nuôi cá lồng trên đập. Tháng 09 năm 2016, anh đã nhận đấu thầu vùng đập Đá Quại xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông. Buổi đầu bắt tay vào xây dựng mô hình, các hộ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kỷ thuật, thiếu con giống và nguồn vốn đầu tư. Song với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông với quy mô 8 lồng bè, mỗi lồng bè trên 30 m2. Sau khi xây dựng mô hình, anh đã thả các loại cá diêu hồng, cá rô phi, cá trắm và cá mè. Mỗi năm anh thả 2 lứa cá, trung bình mỗi lứa anh thả từ 3,6 - 3,7 vạn con cá giống.

Các loại cá này thích nghi với điệu kiện môi trường tại địa phương, nó có nhiều ưu điểm nổi trội như ít bị nhiễm các loại bệnh thường gặp; phát triển nhanh; dễ nuôi, thịt thơm ngon. Sau gần 4 năm triển khai mô hình, bước đầu đã cho thu nhập khá, chất lượng cá đảm bảo, được thị trường tiêu thụ khá ổn định,với giá bán dao động từ 40 - 50 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi năm anh thu hoạch từ 10 - 12 tấn cá các loại, thu về trên 500 triệu đồng/năm. Anh Lục chia sẽ  “V iệc đóng góp xây dựng mô hình kinh tế trong xây dựng Nông thôn mới là vấn đề quan trọng. Từ đó, anh đã mạnh dạn đi tham quan học hỏi từ các mô hình để xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên quê hương Kỳ Sơn. Sau những ngày gian khó, anh đã tìm được thị trường tiêu thụ,bình quân mỗi ngày cung cấp hàng trăm kg cá cho các thương lái .

Hiệu quả của mô hình đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên khe đập sẵn có tại địa phương, tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, đồng thời cũng góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Mô hình nuôi cá lồng bè của anh Nguyễn Bình Lực đã góp phần thay đổi nhận thức người dân trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá trong lồng nói riêng theo hướng tận dụng diện tích mặt nước, tạo ra sản phẩm thủy sản có nguồn gốc rõ ràng, an toàn mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh./.

Bài: Thúy Nga - Phạm Tuấn - Anh Đức

Add New Comment

 Your Comment has been sent successfully. Thank you!   Refresh
Error: Please try again