Thông báo Ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại phiên tiếp công dân định kỳ tháng 11 năm 2024   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |    Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin   |   

Mưa lớn liên tục, các xã vùng núi huyện Kỳ Anh bị sạt lở và chia cắt nghiêm trọng

  

23:26 18/10/2020

Mưa lớn diễn ra trong nhiều ngày qua, khiến nhiều địa phương vùng núi huyện Kỳ Anh bị chia cắt nghiêm trọng, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị ngập nặng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại cũng như tính mạng người dân.

Theo đó, trong hai ngày qua, trên địa bàn huyện Kỳ Anh có mưa vừa, mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to. Tổng lượng mưa tính từ ngày ngày 15/10 đến 19h ngày 17/10 các khu vực trong huyện phổ biến từ 105 – 335mm.

Tại cầu Cao su thôn Mỹ Thuận (xã Kỳ Sơn), nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước
đang dâng cao liên tục và chảy xiết nguy hiểm.

Hiện nay, lưu lượng nước các con sông, suối tại xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Lâm Hợp, Kỳ Lạc ... tiếp tục dâng cao và chảy xiết, nhiều cầu, đập tràn trên địa bàn huyện bị ngập sâu khiến giao thông bị chia cắt nghiêm trọng.

Đặc biệt, mưa lớn nhiều ngày đã làm sạt lở hơn 20m taluy dương tại tuyến đường 554 (đoạn qua xã Kỳ lạc) và 15m taluy dương tại tuyến đường hồ chứa nước Kim Sơn và làm sạt lở lề đường tại các trục xã, trục thôn ở xã Kỳ Thượng và làm hư hỏng một số tuyến đường khác.

Mưa lớn gây chia cắt các tuyến đường giao thông nối hai xã Kỳ Sơn và Kỳ Thượng

Ông Lê Hồng Phương Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, chính quyền địa phương đã tiến hành lập chốt chặn 2 đầu cầu, túc trực để cảnh bảo nguy hiểm. Ngoài ra, lực lượng chức năng tuyên truyền người dân không đi đánh bắt cá trong thời điểm xảy ra mưa lũ”.

Tại các nơi ngập lụt chính quyền địa phương đã bố trí túc trực 24/24

Trước tình hình trên, huyện Kỳ Anh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với mưa lũ. Trong đó tập trung vào các khu vực trọng yếu có nguy cơ cao về lũ cuốn, lũ ống, sạt lở đất đá; bố trí lực lượng canh gác, túc trực thường xuyên tại các đầu cầu, đập tràn không cho người dân tự ý vượt qua khi lũ lớn; nghiêm cấm các hộ dân ra bờ sông, suối đánh bắt cá khi lũ lớn. Đồng thời chỉ đạo các xã theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ. Qua đó, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và giảm đến mức thấp nhấp thiệt hại về tài sản do mưa lũ, sạt lở đất gây ra.

Huyền Trang - Phạm Tuấn

Add New Comment

 Your Comment has been sent successfully. Thank you!   Refresh
Error: Please try again