Cần tập trung cao độ cho phòng trừ sâu bệnh trên các trà lúa xuân

10:23 20/04/2022
Trước thực trạng sâu bệnh đang phát triển gây hại trên lúa xuân, đặc biệt là dịch khô vằn, rầy nâu và đạo ôn, các đồng chí Hồ Huy Thành, Bí Thư Huyện ủy; Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện; đại phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện đã đi kiểm tra chỉ đạo công tác phòng trừ dịch bệnh gây hại và dập dịch trên lúa xuân tại một số xã trên địa bàn huyện. Đồng thời hướng người dân huyện Kỳ Anh tập trung sản xuất hàng hóa theo hướng Hữu cơ nâng cao giá trị, giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, các trà lúa vụ xuân 2022, đang ở giai đoạn làm đòng - trổ bông, nhưng đến thời điểm này, toàn huyên có trên 700 ha bị nhiễm sâu bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá gây hại với tỷ lệ trung bình 5-7%, nơi cao 10-15% tại các thôn: Nam Phong xã Kỳ Phong; Phú Lợi, Phú Trung, Phú Tân, xã Kỳ Phú; Đại Đồng, Sa Xá, Thanh Sơn, Hòa Hợp xã Kỳ Văn;Tân Giang, Tân Phan,.. xã Kỳ Giang; Sơn Tây, Sơn Bắc, Tân Thọ xã Kỳ Thọ; Đồng Phú, Đồng Trụ Đông, Hải Vân xã Kỳ Đồng; Nam Hảỉ, Bắc Hải xã Kỳ Hải; Tiến Thành xã Kỳ Khang; Minh Châu xã Lâm Hợp… Bệnh khô vằn phát sinh gây hại tỷ lệ trung bình 10-15%, nơi cao 20-30% trên địa bàn toàn huyện, diện tích bị nhiễm 30 ha; Chuột đồng gây hại tỷ lệ trung bình 3-5%, nơi cao 10-15%, diện tích bị hại trên 15 ha; rầy nâu phát sinh gây hại với mật độ trung bình từ 50-100 con/m 2 , nơi cao từ 150-200 con/m 2 ; sâu cuốn lá gây hại với tỷ lệ trung bình 1-2 con/m 2 .

Kiểm tra cách đồng lớn tại thôn Hà Phong xã Kỳ Phong

Trước tình hình dịch bệnh trên các trà lúa đang diễn biến phức tạp, qua kiểm tra cho thấy, hiện nay, nguồn bệnh đạo ôn trên đồng ruộng nhiều, trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ cao rất thuận lợi cho bào tử nấm phát sinh, phát tán và xâm nhiễm gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống KD đột biến, HT1, ADI 168, VNR20, Thiên ưu 8, BT09, NA2, NA6, BQ... nếu không triển khai phòng trừ ngay từ thời điểm này. Đối với bệnh khô vằn, chuột đồng, rầy nâu tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng; sâu cuốn lá hiện nay ở giai đoạn trưởng thành, dự kiến lứa sâu non tiếp theo xuất hiện sau ngày 15/4 và sẽ gây hại cục bộ trên diện tích trổ muộn sau ngày 25/4.

Sau khi đi kiểm tra diện tích lúa bị sâu hại và công tác dập dịch tại một số xã, Bí thư Huyện ủy yêu cầu các xã tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, nhất là đối với diện tích vừa bị dịch gây hại. Hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc cây lúa sau dịch để lúa trổ bông và tăng cường phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đồng thời khuyến cáo người dân tìm hiểu và chuyển đổi sang cánh đồng lớn, dồn điển đổi thửa nâng cao năng suất và sản xuất liên kết theo hướng hữu cơ đặc biệt ở cây lúa, chăn nuôi heo và cây ăn quả.

Tuyên truyền bà con nông dân thực hiện chăm sóc và phòng trừ theo hướng dẫn của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi; tuyên truyền bà con nông dân giữ vệ sinh đồng ruộng. Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi phối hợp với các xã tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc lúa sau khi dập được dịch và phòng trừ các loại sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.


Thúy Nga - Trung Anh


Tin liên quan